Kiểm Soát Suy Tim Bằng Cách Nào?

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 10/3 - 30/4 - 1/57 GÓI TẦM SOÁT BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP - ƯU ĐÃI THÁNG 47 GÓI TẦM SOÁT NGUY CƠ ĐỘT QUỴ - ƯU ĐÃI THÁNG 47 GÓI KHÁM TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 4/20247 KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO DOANH NGHIỆP TẠI PKĐKQT YERSIN7 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN7 Bảo Lãnh Viện Phí Tại PKĐKQT YERSIN7 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN - BIỂU TƯỢNG CỦA NỤ CƯỜI7
Đặt lịch hẹn khám

Kiểm Soát Suy Tim Bằng Cách Nào?

    Để ý quan sát những triệu chứng hàng ngày.

    Nếu có bệnh tim mạch hoặc nhất là bị suy tim sung huyết, bạn nên đặc biệt quan tâm đến những thay đổi của cơ thể. Cách dễ nhất là ghi lại các triệu chứng khi phát hiện. Bạn có bị khó thở? Tay chân có bị phù không? Có bị ho không? Khi có bất kỳ triệu chứng mới, hãy cho bác sĩ biết.

    Nguồn: WebMD

    Tập thể dục

    Sống năng động rất tốt cho người bệnh tim mạch vì nó giúp người bệnh giảm mỡ máu, huyết áp cũng như cân nặng thừa. Nên tập mỗi ngày nếu có thể, cố gắng khoảng 30 phút/ ngày và ít nhất là 5 ngày/ tuần. Cũng cẩn thận trong khi tập luyện. Những bài thể dục tốt cho tim mạch là các bài sử dụng các nhóm cơ lớn như cơ ở chân. Do đó, người bệnh có thể tập đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội. Hãy tư vấn với bác sĩ trước khi bắt đầu một liệu trình tập luyện mới nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    Nguồn: WebMD

    Kiểm soát huyết áp

    Đo huyết áp mỗi ngày và trao đổi với bác sĩ về chỉ số huyết áp của bạn. Cách lý tưởng để đạt chỉ số huyết áp phù hợp là có lối sống lành mạnh. Người bệnh cũng có thể phải dùng thuốc. Hãy cho bác sĩ biết ngay nếu huyết áp của bạn có dấu hiệu thay đổi.

    Nguồn: WebMD

    Theo dõi lượng dịch

    Nên tư vấn với bác sĩ về giới hạn lượng dịch đưa vào cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên cần lưu ý, bạn không phải chỉ tính những thức uống mà tính luôn cả lượng nước trong thức ăn như nước đá, kem, soup... Nên cân vào mỗi sáng. Cân nặng tăng nhanh là dấu hiệu người bệnh đang bị ứ dịch.

    Nguồn: WebMD

    Chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe

    Ăn theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Lượng trái cây, rau củ nên chiếm khoảng nửa khẩu phần ở mỗi bữa ăn, và đừng quên ngũ cốc nguyên hạt. Sữa không béo hoặc ít béo sẽ có lợi cho sức khỏe. Nên chọn nguồn cung cấp protein từ thịt nạc, hải sản, đậu, hạt và thực phẩm từ đậu nành. Hạn chế chất béo, ngũ cốc đã tinh chế và đường ở mức tối thiểu.

    Nguồn: WebMD

    Kiểm soát natri

    Natri sẽ làm cơ thể giữ nước. Điều đó gây tăng huyết áp, phù chi hoặc gây khó thở. Phần lớn lượng natri là từ muối. Vì thế, không nêm muối khi nấu ăn cũng như không chấm thêm muối khi ăn. Thay vào đó, nên dùng thảo mộc hoặc các gia vị không chứa muối. Chọn rau củ tươi. Nếu chọn rau củ đóng hộp hoặc đông lạnh, nên chọn loại không muối. Khi mua thực phẩm, chú ý nghiêng về các loại có hàm lượng natri thấp.

    Nguồn: WebMD

    Kiểm soát cân nặng

    Tăng cân là góp phần tăng gánh cho tim. Hãy tìm phương pháp phù hợp để có cân nặng lý tưởng. Tập thể dục kết hợp với chế độ ăn hợp lý là sự khởi đầu tốt. Nên tư vấn thêm với bác sĩ. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện mỡ máu và huyết áp.

    Nguồn: WebMD

    Kiểm soát stress

    Bệnh tim mạch có thể làm người bệnh bực bội, trầm cảm hoặc gây lo lắng. Tức giận hoặc stress có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Hãy tìm cách giảm bớt  những cảm giác buồn bực  đó bằng cách chia sẻ với người thân quanh mình. Bạn cũng có thể tập thiền, yoga hoặc hít thở sâu. Ngoài ra, bác sĩ có thể giúp bạn phần nào nếu tinh thần quá tệ, tuy nhiên bạn cần cho bác sĩ biết các cảm giác thực trong bạn.

    Nguồn: WebMD

    Ngưng hút thuốc

    Nếu có hút thuốc, hãy cương quyết bỏ. Mỗi điếu thuốc sẽ làm tăng thêm khả năng bị nhồi máu cơ tim vì nó làm tăng huyết áp cũng như tổn thương mạch máu nuôi tim. Mặt khác, cũng cần tránh khói ở nơi có người hút thuốc. Hơn hết, nên trao đổi với bác sĩ để sửa đổi thói quen cũng như tìm đến nhóm hỗ trợ giúp bạn bỏ thuốc.

    Nguồn: WebMD

    Tuân thủ phác đồ điều trị

    Đôi khi, thay đổi lối sống cũng chưa đủ và người bệnh cần dùng thuốc theo toa. Một phác đồ điều trị đúng có thể giúp giảm mỡ máu, huyết áp, ngăn chặn huyết khối và thậm chí giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Điều trị giúp giảm triệu chứng và giảm gánh cho tim. Hãy tư vấn với bác sĩ để chọn lựa phác đồ phù hợp.

    Nguồn: WebMD

    Kiểm soát cholesterol

    LDL (mỡ xấu) cao sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về tim mạch. Do đó, cần giữ LDL từ 100mg/dl trở xuống. Tuy nhiên, nếu có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao thì nên giữ LDL ở mức từ 70mg/dl trở xuống. Đôi khi, tập thể dục và ăn kiêng chưa đủ để kiểm soát cholesterol. Vì thế, bác sĩ cần kê toa để giúp người bệnh kiểm soát cholesterol hiêu quả hơn.

    Nguồn: WebMD

    Hạn chế bia rượu

    Nếu có uống rượu, nên gặp bác sĩ trao đổi. Vì rượu sẽ làm tim suy yếu cũng như làm tim hoạt động nhiều hơn. Nghiên cứu phát hiện, một ít rượu sẽ giúp làm tăng HDL (mỡ tốt), tuy nhiên nếu quá nhiều sẽ gây tăng cân hoặc tăng huyết áp. Hãy tư vấn với bác sĩ xem điều gì là tốt nhất cho bạn.

    Nguồn: WebMD

    Gặp bác sĩ thường xuyên

    Theo đúng lịch trình khám và cho bác sĩ biết các triệu chứng của bạn. Hãy cho bác sĩ biết đáp ứng điều trị của bạn. Trước khi đến khám, hãy chuẩn bị sẵn sàng.

    Nguồn: WebMD

    • Liệt kê tất cả các câu hỏi mà bạn muốn hỏi.
    • Ghi lại các thuốc bạn đang dùng.
    • Nếu có điều chưa rõ, nên yêu cầu giải thích.

    Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    Nguồn WebMD

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

     

    Tham khảo những bài viết liên quan: 

    1. Bệnh Tim Mạch Là Gì?

    2. 12 Dấu Hiệu Nghi Ngờ Của Bệnh Tim Mạch.

    3. Khám Tim Mạch Là Khám Những Gì?

    4. Khám Tim Mạch Ở Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin Bao Gồm Những Xét Nghiệm Nào

    5. Đột Tử Do Bệnh Tim

    6. Suy Tim

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo