Tầm Soát Sớm Ung Thư Vú

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 10/3 - 30/4 - 1/59 9 Xét Nghiệm Bạn Nên Làm Sau Độ Tuổi 30 Để Kiểm Tra Tình Hình Sức Khỏe9 World Health Day 7/4/20249 GÓI TẦM SOÁT BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP - ƯU ĐÃI THÁNG 49 GÓI TẦM SOÁT NGUY CƠ ĐỘT QUỴ - ƯU ĐÃI THÁNG 49 GÓI KHÁM TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 4/20249 KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO DOANH NGHIỆP TẠI PKĐKQT YERSIN9 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN9 Bảo Lãnh Viện Phí Tại PKĐKQT YERSIN9 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN - BIỂU TƯỢNG CỦA NỤ CƯỜI9
Đặt lịch hẹn khám

Tầm Soát Sớm Ung Thư Vú

    - Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta ung thư vú là ung thư phổ biến nhất và có tỉ lệ tử vong cao nhất ở nữ.

    - Ở Việt nam, mỗi năm ước tính có khoảng 11.000 ca ung thư vú mới và hơn 4.500 người tử vong vì căn bệnh này (Globocan 2012).

    - Phát hiện sớm ung thư vú có ý nghĩa rất lớn cho điều trị, giảm nhiều gánh nặng về tâm lí, về hạnh phúc gia đình, về chi phí điều trị cho bản thân, ngưới thân và xã hội.

    - Nguyên nhân ung thư vú đến nay vẫn chưa xác định chính xác nhưng thấy có một số yếu tố làm dễ liên quan đến ung thư vú.

    I) Các yếu tố nguy cơ liên quan phát triển ung thư vú:

     

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

    1) Tuổi: Tuổi là nguy cơ lớn nhất trong ung thư vú. Đa số ung thư vú xảy ra sau 50 tuổi.

    2) Sắc tộc: Phụ nữ da trắng nguy cơ ung thư vú cao hơn phụ nữ cùng tuổi người Latin, châu Á, Mỹ da đen.

    3) Tiền sử gia đình và yếu tố di truyền:

    → Có người thân (thế hệ thứ 1 như cha mẹ, anh chị em ruột, con ruột) bị ung thư vú thì có nguy cơ ung thư vú cao hơn. Nếu bị ung thư vú ở tuổi dưới 40 thì cần khảo sát đột biến gien. → Yếu tố di truyền: Đột biến gien BRCA1 và BRCA2 có liên quan đến ung thư vú. Đột biến gien BRCA có thể di truyền từ cha mẹ sang con.

    4) Đột biến gien mắc phải (không do di truyền) do tiếp xúc lâu dài với chất phóng xạ, hóa chất (Bao gồm chất độc trong khói thuốc lá), do vi rút, hay không biết nguyên nhân.

    5) Tiền sử kinh nguyệt, sanh đẻ, yếu tố nội tiết: Tuổi bắt đầu hành kinh sớm (dưới 12 tuổi) và mãn kinh muộn (trên 55 tuổi), không có con, con so lớn tuổi, không cho con bú thì nguy cơ ung thư vú cao hơn. Người ta thấy nội tiết tố nữ Estrogen có liên quan đến ung thư vú nhưng thuốc ngừa thai uống không không làm tăng nguy cơ ung thư vú.

    6) Biến đổi vú: Phụ nữ có mô vú dày, hoặc kết quả sinh thiết vú có dấu tăng sản ống tuyến vú không điển hình thì nguy cơ ung thư vú cao.

    7) Chế độ dinh dưỡng: Tăng cân nhiều sau mãn kinh, uống rượu nhiều sẽ tăng nguy cơ ung thư vú. Ngược lại ăn nhiều chất xơ, nhiều rau quả tươi giảm nguy cơ ung thư vú.

    II) Biểu hiện ung thư vú và giải phát điều trị:

     

     

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

     

    1) Biểu hiện lâm sàng:

    Ở giai đoạn rất sớm thường chỉ tình cờ phát hiện khi chụp nhũ ảnh kiểm tra định kì thấy hình ảnh vi vôi hóa ác tính

    Biểu hiện thường gặp là khối u ở vú mật độ cứng, không di động.

    Một số dấu hiệu bất thường khác có thể gặp trong ung thư vú như:

    • Thay đổi màu sắc da ở vú dạng da cam
    • Núm vú bị tụt vào trong
    • Xuất hiện vết lõm hoặc nếp nhăn kéo lõm bề mặt vú.
    • Tổn thương dạng chàm khiến núm vú trở nên đỏ, đóng vảy, hoặc loét
    • Tiết dịch núm vú nhất là khi có máu.

    2) Diễn biến của ung thư vú:

    Ung thư vú sẽ xâm nhiễm các mô lân cận (da, mô vú, cơ ngực), theo máu và hạch bạch huyết di căn đến phổi, gan, não, xương.

    Phát hiện ung thư vú ở giai đoạn càng muộn thì tỉ lệ tử vong càng cao. Tỉ lệ sống sót sau 5 năm theo các giai đoạn 0 -> IV tương ứng là 99%, 90%, 70%, 40%, và 20%.

    3) Giải pháp điều trị:

    Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Các phương pháp điều trị khác (xạ trị, điều trị nội tiết, hóa chất) chỉ có tác dụng hỗ trợ giúp giảm nguy cơ tái phát tại chỗ và di căn xa.

    Làm thế nào để dự phòng và phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm nhất sẽ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của người phụ nữ.

    III) Dự phòng:

    Mục tiêu ở đây là giảm các yếu tố nguy cơ và phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm nhất.

    • Chế độ ăn: nhiều rau xanh, trái cây tươi, ít dầu mỡ, không uống rượu, không hút thuốc lá, không ngửi khói thuốc lá.
    • Tập thể dục để duy trì vóc dáng và không tăng cân nhất là sau mãn kinh.
    • Tránh nhiễm xạ cho mô vú trong giai đoạn trước và trong dậy thì.
    • Thực hiện thiên chức của người phụ nữ: sanh con sớm (25- <40 tuổi), cho con bú mẹ.
    • Nếu có đột biến gien BRCA1 và BRCA2 hay kết quả sinh thiết vú là tăng sản ống tuyến vú không điển hình thì cần đến bác sĩ chuyên khoa Ung bướu để được tư vấn xử trí (Khoa tầm soát phát hiện sớm ung thư hoặc khoa Ngoại 4 của Bệnh viện Ung bướu TP HCM)
    • Biết cách tự khám vú cho mình để phát hiện các bất thường của vú.
    • Biết và thực hiện đầy đủ các biện pháp tầm soát sớm ung thư vú.

    IV) Tầm soát sớm ung thư vú:

     

     

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

    Có thể phát hiện sớm ung thư vú bằng các phương tiện sau

    • Tự khám vú: Trên 18 tuổi, tự khám vú hàng tháng.
    • Khám vú lâm sàng: Khám tầm soát mỗi 6 tháng (Breast Cancer Screening and Diagnosis, version 2013)
    • Phương tiện chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, Nhũ ảnh, MRI

    → Siêu âm vú: Tầm soát mỗi 6 tháng (Breast Cancer Screening and Diagnosis, version 2013). Đặc biệt siêu âm vú đàn hồi giúp đánh giá bản chất tổn thương cứng hay mềm, do đó giảm tỉ lệ sinh thiết tổn thương lành tính và bỏ sót tổn thương ác tính. Siêu âm vú hổ trợ nhũ ảnh trong tầm soát sớm ung thư vú nhưng không giảm tử suất do ung thư vú.

    → Nhũ ảnh (NA):

    Về hình ảnh NA là tiêu chuẩn vàng trong tầm soát ung thư vú.

    Tuổi bắt đầu tầm soát NA khác nhau tùy theo chương trình của từng quốc gia, sớm nhất là từ 40 tuổi.

    Nhưng đối với nhóm có nguy cơ cao (Mang đột biến gien BRCA1 và 2, có người thân bị ung thư vú trước 40 tuổi) thì NA bắt đầu từ 30 tuổi hoặc bắt đầu 5-10 năm trước tuổi bị ung thư vú của người thân.

    Tuổi kết thúc tầm soát là 74-75 hay vẫn tiếp tục chụp nếu người phụ nữ còn khỏe.

    Tần suất tầm soát: 1 - 2 năm từ 40 - 49 tuổi, mỗi năm sau 49 tuổi

    → MRI:

    Ưu điểm MRI

    • Có độ nhạy cao hơn so với nhũ ảnh
    • Đáng giá rất tốt ở những mô vú dày đặc hay có đặt ngực.
    • Giúp đánh giá sự xâm lấn của khối u vào thành ngực.
    • Giúp phân biệt giữa mô sẹo và mô bướu tái phát mà đôi khi không thể đánh giá bằng nhũ ảnh.
    • MRI kết hợp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú cho nhóm phụ nữ nguy cơ cao.

    Hạn chế của MRI

    • Đôi khi cũng bỏ sót một vài ung thư mà nhũ ảnh có thể phát hiện.
    • Từ trường cao của máy có thể gây hại đến các thiết bị cấy ghép bằng kim loại bên trong cơ thể (Máy tạo nhịp tim; Máy trợ thính; Răng giả)
    • Thuốc tương phản từ có thể gây một số tác dụng phụ (nhức đầu, nôn mửa, nổi mẫn ngứa, tê rần tay chân)
    • Chi phí cao.

    → Tế bào học và sinh thiết tuyến vú:

    • FNA: Hạn chế: Nếu chẩn đoán lành tính không thể loại trừ ưng thư. Không thể xác định tính chất xâm nhập của khối u nếu u là ung thư.
    • Sinh thiết vú đọc GPBL: Hạn chế nhược điểm của FNA, có tính quyết định chẩn đoán, hướng dẫn điều trị và theo dõi bệnh.

    V) Tóm lượt:

    Vì ung thư vú hay gặp nhất và tỉ lệ tử vong cao ở nữ, phát hiện bệnh sớm sẽ làm giảm tử suất, giảm chi phí điều trị, giảm stress tâm lí, cho nên mỗi phụ nữ cần phải biết và tham gia đầy đủ các chiến dịch tầm soát sớm ung thư vú.

    Để tầm soát sớm ung thư vú chúng ta phải biết:

    1. Tự khám vú hàng tháng
    2. Khám vú lâm sàng mỗi 6 tháng
    3. Siêu âm vú mỗi 6 tháng
    4. Chụp nhũ ảnh mỗi 2 năm từ 40-50 tuổi và mỗi 1 năm từ sau 50 tuổi. Nhưng đối với nhóm nguy cơ cao (mang đột biến gien BRCA hay có người thân bị ung thư vú trước 40 tuổi) nhũ ảnh tầm soát bắt đầu từ 30 tuổi hay 5-10 năm trước tuổi của người thân bị ung thư vú.
    5. Kết hợp Siêu âm vú đàn hồi, Siêu âm doppler, MRI, FNA, sinh thiết khi cần.

    Trong 3 năm qua 2013-2015, Bộ Y Tế phối hợp với Quỹ Hỗ Trợ Bệnh Nhân Ung Thư – Ngày mai tươi sáng, đã thực hện thành công “Chiến dịch tầm soát ung thư vú ngay khi sang tuổi 40” ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ. Những phụ nữ từ 40 tuổi trở lên đã được khám vú, siêu âm vú và chụp nhũ ảnh. Đây là tiền đề kêu gọi phụ nữ chúng ta hãy tiếp tục quan tâm hơn nữa vấn đề TẦM SOÁT SỚM UNG THƯ VÚ để giữ gìn gia đình hạnh phúc mãi mãi.

    Bác Sĩ CKI Trần Thị Anh Lan

    Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

     

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Phân Biệt Xét Nghiệm Pap Smear Và Thinprep Pap Trong Tầm Soát Ung Thư Cổ Từ Cung

    2. ĐỂ KHÔNG CÒN ÁM ẢNH CĂN BỆNH UNG THƯ VÚ, PHỤ NỮ TỪ 20 TUỔI NÊN CHỦ ĐỘNG TẦM SOÁT HÀNG NĂM VÀ TỰ KIỂM TRA HÀNG THÁNG

    3. NHỮNG CĂN BỆNH PHỤ KHOA CỰC KỲ NGUY HIỂM CHO PHỤ NỮ

    4. Phụ Nữ - Tại Sao Cần Tầm Soát Sớm Ung Thư

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo