Tiêu chảy

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 10/3 - 30/4 - 1/56 Siêu Âm Fibroscan - Phương Pháp Không Xâm Lấn, Đánh Giá Toàn Diện Sức Khỏe Của Gan6 GÓI KHÁM TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 4/20246 KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO DOANH NGHIỆP TẠI PKĐKQT YERSIN6 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN6 Bảo Lãnh Viện Phí Tại PKĐKQT YERSIN6 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN - BIỂU TƯỢNG CỦA NỤ CƯỜI6
Đặt lịch hẹn khám

Tiêu chảy

    Bạn bị tiêu chảy khi phân có dạng lỏng và nhiều nước. Tiêu chảy cũng là chuyện thường gặp, không tốt lành gì nhưng cũng không đáng lo ngại.

    Tiêu chảy thường kéo dài 2 đến 3 ngày, và nếu bạn muốn điều trị, bạn có thể mua thuốc tại các nhà thuốc tây mà không cần toa bác sĩ.

    Nhiều người có thể bị tiêu chảy một hay hai lần mỗi năm. Nếu bạn có một vài vấn đề, như hội chứng ruột kích thích chẳng hạn, thì có thể bị tiêu chảy thường xuyên hơn.

     

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

     

    Triệu chứng tiêu chảy là gì?

    • Luôn có cảm giác mắc cầu
    • Phân nhỏ và lỏng
    • Phân nhiều nước
    • Buồn nôn và ói mửa
    • Đầy hơi
    • Bụng cứng

    Những triệu chứng nghiêm trọng:

    • Tiêu ra đàm, máu, hay thức ăn chưa tiêu
    • Sụt cân
    • Sốt

     

    Nếu đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần 1 ngày và không uống đủ nước, bạn có thể bị mất nước. Bệnh có thể diễn tiến nguy hiểm nếu không được điều trị.

    Nguyên nhân gây tiêu chảy?

    Thông thường tiêu chảy do một loại virus đường ruột gây ra. Một vài người gọi nó là “cúm đường ruột” hay “cúm dạ dày”.

     

     

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

    Tiêu chảy cũng có thể gây ra do:

    • Uống nhiều rượu
    • Dị ứng với một vài loại thức ăn nào đó
    • Bệnh tiểu đường
    • Bệnh đường ruột (như bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng)
    • Ăn các loại thực phẩm khó tiêu
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn (hầu hết nguyên nhân do ngộ độc thực phẩm) hay do các siêu vi khác
    • Lạm dụng thuốc nhuận trường
    • Do thuốc
    • Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp)
    • Xạ trị
    • Tiêu chảy do căng thẳng (một vài người sẽ bị chứng “tiêu chảy của người chạy bộ”, khi căng thẳng quá độ, ruột bị kích thích gây tiêu chảy)
    • Một vài bệnh ung thư
    • Phẫu thuật hệ tiêu hóa
    • Khó hấp thụ dinh dưỡng, các bác sĩ hay gọi là hội chứng kém hấp thu

    Tiêu chảy thường đi kèm theo táo bón sau đó, đặc biệt đối với những ai bị hội chứng ruột kích thích.

    Khi nào nên đi khám?

    Gọi ngay cho bác sĩ nếu:

    • Tiêu ra máu hay phân đen
    • Sốt cao (trên 38 độ C) hay sốt kéo dài hơn 24 tiếng
    • Tiêu chảy hơn 2 ngày
    • Buồn nôn hay ói mửa làm bạn không uống được nước để bù lượng nước đã mất
    • Đau dữ dội ở vùng bụng hay trực tràng
    • Tiêu chảy sau khi bạn đi du lịch xa về

     

    Bạn cần gặp bác sĩ ngay khi bị tiêu chảy đi kèm với các triệu chứng mất nước:

    • Nước tiểu sậm màu
    • Tiểu ít hơn bình thường, còn trẻ nhỏ thì nước tiểu trong tã cũng ít hơn bình thường
    • Nhịp tim nhanh
    • Đau đầu
    • Da khô
    • Cảm thấy bứt rứt hay lơ mơ

    Điều trị

     

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

     

    Nếu trường hợp tiêu chảy nhẹ, bạn không cần làm gì. Có thể mua thuốc tự ở các nhà thuốc như nhóm bismuth subsalicylate (pepto-bismol, kaopectate) hay thuốc giảm nhu động ruột loperamide (Imodium), đều có dạng viên hay dạng dung dịch. Sau đó, uống theo hướng dẫn trên bao bì.

    Nếu bạn bị ngứa, nóng rát, sưng phù hay đau ở vùng trực tràng do tiêu chảy nhiều lần, hãy thử những mẹo sau để giảm triệu chứng:

    • Tắm nước ấm. Sau đó, vỗ nhẹ cho khô nước (không được chà) bằng khăn sạch và mềm
    • Sử dụng kem trị trĩ hay các loại gel làm lành vết thương
    •  

    Cố gắng đừng để bị mất nước. Bạn nên uống một ly nước mỗi ngày. Chọn nước ép, nước soup hay soda (không cafein). Soup gà (không mỡ), trà với mật ong, nước bổ sung khoáng chất cũng là lựa chọn tốt.

    Thay vì uống nước trong bữa ăn, thì nên uống giữa các bữa ăn. Nên thường xuyên uống từng ngụm nước nhỏ.

    Biên dịch từ nguồn WebMD

    Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

     

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Ung Thư Đại Trực Tràng

    2. Phát Hiện Sớm Ung Thư Đại Trực Tràng Dễ Dàng, Hiệu Quả Và Chính Xác Hơn Với Nội Soi Đại Tràng Có An Thần

    3. Cần Phải Nội Soi Tầm Soát Sớm Ung Thư Đại Trực Tràng

    4. Giải Đáp Thắc Mắc "Phòng Ngừa Tầm Soát Ung Thư Đại Trực Tràng Và Các Phương Pháp Nội Soi Tiêu Hoá"

    5. Thông Tin Về Ung Thư Đại Trực Tràng

    6. Bạn Đã Thực Sự Bảo Vệ Con Trẻ Khỏi Tiêu Chảy Cấp Do Virút Rota?

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com

     

    Zalo