Bệnh sâu răng

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự2 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI2 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin2
Đặt lịch hẹn khám

Bệnh sâu răng

    Sâu răng là một vấn đề sức khỏe răng miệng lớn ở hầu hết các quốc gia, ảnh hưởng đến 60-90% học sinh và đại đa số người lớn.

    Biểu hiện sớm của sâu răng là một đốm nhỏ men bị khử khoáng (bị làm mềm đi) trên bề mặt răng, thường khó nhìn thấy, nằm trong các hố rãnh của răng hoặc giữa các răng (kẽ răng). Việc phá hủy dần lây lan vào trong phần mềm, nhạy cảm của răng nằm bên dưới lớp men (đó là ngà răng). Men răng bị yếu đi sau đó sụp đổ tạo thành một xoang sâu và răng dần dần bị phá hủy. Sâu răng cũng có thể tấn công các chân răng nếu chúng bị lộ ra bởi sự tụt nướu. Điều này phổ biến hơn ở người lớn tuổi.

     


    Sâu răng là do hoạt động của các axit trên bề mặt men răng. Các axit này được tạo ra khi các loại đường (chủ yếu là sucrose) trong thực phẩm hoặc đồ uống được vi khuẩn hiện diện trong mảng bám trên bề mặt răng chuyển hóa. Các axit được tạo ra đưa đến việc mất canxi và phosphate từ men răng. Quá trình này được gọi là sự khử khoáng. Khi pH giảm xuống 5.5 bắt đầu xảy ra sự khử khoáng, làm cho men răng bị hòa tan.


    Nước bọt hoạt động để pha loãng và trung hòa các axit gây khử khoáng và là một phòng vệ tự nhiên quan trọng để chống lại sâu răng. Ngoài việc trung hòa axit trong mảng bám và ngăn chặn sự khử khoáng của men răng, nước bọt còn cung cấp một nguồn khoáng chất cho men răng mà từ đó men răng có thể được tái khoáng và "chữa lành" một khi các axit được trung hòa. Các quá trình mất khoáng và tái khoáng men xảy ra nhiều lần trong suốt  một ngày. Khi sự cân bằng này mất đi và sự khử khoáng vượt quá sự tái khoáng hóa, khi đó sâu răng tiến triển. Khi khử khoáng xãy ra thường xuyên và vượt quá tái khoáng qua nhiều tháng, các bề mặt men răng ở đó vỡ ra dẫn đến hình thành xoang sâu. Sâu răng, thậm chí ở những trẻ chưa có răng vĩnh viễn, có thể có biến chứng hậu quả nghiêm trọng như đau, áp xe răng, mất răng, răng bị hỏng, vấn đề nhai và nhiễm trùng nghiêm trọng.

    Các lựa chọn điều trị chính cho một xoang sâu răng là khoan lấy đi phần răng sâu và đặt vào một miếng trám có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau (ví dụ, nhựa composite, amalgam, sứ). Sâu răng vỡ lớn có thể cần bọc mão, điều trị ống tủy hoặc thậm chí phải nhổ răng.

     


    Cho đến nay vẫn có những tranh cãi mạnh mẽ về các ảnh hưởng có thể tới sức khỏe từ việc sử dụng các vật liệu hỗn hợp thủy ngân để trám răng. Amalgam là vật liệu trám răng từ rất lâu, là hợp kim của thủy ngân với một số kim loại khác. Nhiều nghiên cứu sâu rộng đã cho thấy rằng không có bằng chứng khoa học có giá trị để chứng minh mối liên hệ giữa sự hiện diện của các chất trám Amalgam (hay gọi là trám bạc) trong miệng và các bệnh hệ thống. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Amalgam cũng như các vật liệu nhựa composite, xi măng GIC, gốm sứ và các hợp kim vàng là an toàn để sử dụng phục hồi lại răng. Tuy nhiên các nhà khoa học chấp thuận để dần giảm toàn cầu việc sử dụng các chất trám răng có chứa hỗn hợp thủy ngân, có xét đến hoàn cảnh kinh tế của từng quốc gia. Sự cần thiết phải đảm bảo môi trường lưu trữ tốt và xử lý sản phẩm thải sau cùng an toàn, thì được chấp nhận.


    Có bằng chứng mạnh mẽ rằng việc tiêu thụ thường xuyên các loại đường có liên quan đến sâu răng. Lời khuyên dinh dưỡng nên nhắm vào hạn chế số lần ăn đường trong ngày hơn là tổng lượng đường trong một ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ đường giữ một yếu tố nguy cơ sâu răng đáng kể, ngay cả khi mọi người có tiếp xúc đầy đủ với nguồn fluoride, và việc tiếp xúc với fluoride kết hợp với giảm lượng đường ăn vào có tác dụng tăng hiệu quả giảm sâu răng.


    Thực phẩm và đồ uống có chứa "đường tự do" nên được  nhận biết và số lần ăn chúng, đặc biệt là giữa các bữa ăn nên giảm. Quan trọng nên tái khám răng định kỳ 6 tháng một lần, bác sĩ sẽ phát hiện sớm những xoang sâu răng nhỏ và trám lại trước khi tủy răng bị nhiễm trùng.


    Vấn đề vệ sinh răng miệng, đặc biệt chải răng đúng cách ngày 2 lần cũng rất quan trọng. Mục đích phải đạt được sức khỏe răng miệng tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống và nụ cười tự tin.

    Bác sĩ Nguyễn Đức Trình

    Khoa Răng Hàm Mặt, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

     

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Ê buốt - Mòn răng Phần 1

    2. Ê buốt - Mòn răng Phần 3

    3. Mặt Sán Sứ - Nghệ Thuật Nha Khoa Thẩm Mỹ (Phần 1)

    4. Mặt Sán Sứ - Nghệ Thuật Nha Khoa Thẩm Mỹ (Phần 2)

    5. Nhiễm Trùng Xoang Hàm Có Thể Bị Gây Ra Bởi Bệnh Lý Do Răng?

    6. Giải Đáp Thắc Mắc Về Chăm Sóc Răng Miệng Ở Người Trung Niên Và Người Cao Tuổi - Phần 1

    7. Ê Buốt - Mòn Răng Phần 2

    8. Tẩy Trắng Răng

    9. Tầm Quan Trọng Của Bộ Răng Sữa

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo