Góc giải đáp: Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?

GÓI KHÁM KIỂM TRA TIM MẠCH TỔNG QUÁT5 GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ VÀ PHỤ KHOA5 KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO DOANH NGHIỆP TẠI PKĐKQT YERSIN5 Bảo Lãnh Viện Phí Tại PKĐKQT YERSIN5 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN5 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN - BIỂU TƯỢNG CỦA NỤ CƯỜI5
Đặt lịch hẹn khám

Góc giải đáp: Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?

    Bệnh suy giáp có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta thắc mắc. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, mọi giới tính nhưng hay gặp nhất là ở phụ nữ ngoài 60. Bài viết dưới đây sẽ chia sẽ cho bạn những thông tin bổ ích về căn bệnh suy giáp và giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về câu hỏi “Bệnh suy giáp có nguy hiểm không”.

    Tuyến giáp hoạt động như thế nào?

    Tuyến giáp là một bộ phận của cơ thể, có hình dạng con bướm và nằm ở ngay phía trước cổ. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất các loại hormone tham gia vào quá trình chuyển hóa, sản xuất năng lượng, kiểm soát nhiệt độ của cơ thể và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác của cơ thể.

    Hình ảnh minh họa tuyến giáp

    Sự tăng giảm bất thường của các loại hormone tuyến giáp trong máu sẽ gây ra ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Nếu nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp sẽ gây ra suy giáp và khiến tuyến yên làm việc nhiều hơn để sản xuất thêm hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Còn ngược lại, khi lượng hormone tuyến giáp quá cao sẽ gây nên căn bệnh cường giáp.

    Suy giáp là gì?

    Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém tạo ra không đủ hormone để tham gia vào các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Khi nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp có thể dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, táo bón hay thậm chí là béo phì.

    Các loại suy giáp thường gặp

    Suy giáp thường được chia thành 2 loại chính: suy giáp nguyên phát, suy giáp thứ phát và suy giáp cận lâm sang:

    Các loại suy giáp thường gặp

    Suy giáp nguyên phát

    Tình trạng suy giáp nguyên phát xảy ra khi tuyết giáp giảm tiết hormone hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) trong huyết thành và lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) được sản xuất nhiều hơn.

    Suy giáp thứ phát

    Suy giáp thứ phát là tình trạng vùng đồi dưới tuyến yên không sản xuất đủ hormone giải phóng hormone hoặc tuyến yên không sản xuất đủ lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH).

    Suy giáp cận lâm sàng

    Suy giáp cận lâm sàng là một trạng thái mà huyết thanh TSH tăng cao ở những người không có hoặc có ít triệu chứng, trong khi nồng độ hormone T4 duy trì ở mức bình thường. Đây là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là những người có bệnh nền viêm tuyến giáp Hashimoto.

    Đối tượng có nguy cơ bị suy tuyến giáp?

    Đối tượng có nguy cơ bị suy tuyến giáp

    Các đối tượng có nguy cơ cao mắc suy tuyến giáp bao gồm:

    • Phụ nữ sau mãn kinh.
    • Người trên 60 tuổi.
    • Có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, ví dụ như bướu cổ.
    • Đã từng phẫu thuật để khắc phục các vấn đề về tuyến giáp.
    • Đã từng được điều trị bằng bức xạ ở tuyến giáp, cổ hoặc ngực.
    • Có tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh tuyến giáp.
    • Đang mang thai hoặc sinh con trong 6 tháng gần đây.
    • Mắc hội chứng Turner, một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến phụ nữ.
    • Mắc bệnh thiếu máu ác tính, trong đó cơ thể không tạo đủ tế bào hồng cầu do thiếu vitamin B12.
    • Mắc hội chứng Sjogren, một bệnh gây khô mắt và miệng.
    • Mắc bệnh đái tháo đường type 1.
    • Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến khớp.
    • Mắc bệnh lupus, một bệnh tự miễn mạn tính.

    Nguyên nhân suy giáp, nhược giáp

    Có nhiều nguyên nhân liên quan đến tình trạng suy giáp. Nguyên nhân chính thường bắt nguồn từ tuyến giáp chiếm từ 90-95%, còn lại 5-10% do các nguyên nhân thứ phát gây ra

    Nguyên nhân gây ra suy giáp, nhược giáp

    Suy giáp tiên phát có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau:

    • Phát triển sau bệnh Hashimoto, một tình trạng viêm tuyến giáp tự miễn.
    • Tuyến giáp bị viêm tái phát nhiều lần.
    • Teo tuyến giáp ở phụ nữ sau mãn kinh.
    • Rối loạn tổng hợp và bài tiết hormone giáp trạng từ bẩm sinh.
    • Rối loạn chuyển hóa Iod.
    • Thiếu tuyến giáp hoặc tuyến giáp lạc chỗ.
    • Suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp.
    • Suy giáp sau điều trị tuyến giáp bằng iod phóng xạ.
    • Suy giáp sau điều trị tuyến giáp bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều.

    Suy giáp thứ phát có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

    • Tồn tại khối u tuyến yên.
    • Sau tổn thương hoặc phẫu thuật tuyến yên.
    • Mắc hội chứng Sheehan.
    • Chiếu xạ điều trị tuyến yên.
    • Rối loạn chức năng vùng dưới đồi.

    Triệu chứng suy giáp

    Các triệu chứng của suy giáp có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và thường tiến triển chậm, kéo dài trong vài năm.

    Triệu chứng thường gặp

    Một số triệu chứng thường gặp nhất của bệnh suy giáp có thể kể đến như:

    • Mệt mỏi.
    • Nhạy cảm với thời tiết lạnh.
    • Táo bón.
    • Da khô.
    • Tăng cân.
    • Mặt sưng.
    • Giọng khàn.
    • Yếu cơ.
    • Đau cơ và cứng khớp.
    • Kinh nguyệt không đều.
    • Tóc thưa, mỏng, khô.
    • Nhịp tim chậm.
    • Trầm cảm.
    • Gặp vấn đề về trí nhớ.

    Triệu chứng thường gặp của bệnh suy giáp

    Triệu chứng ở trẻ sơ sinh

    Suy giáp cũng có thể gặp phải ở trẻ sơ sinh, triệu chứng có thể nhận biết như:

    • Chán ăn.
    • Tăng trưởng kém.
    • Tăng cân kém.
    • Da vàng.
    • Táo bón.
    • Giảm lực cơ.
    • Da khô.
    • Tiếng khóc khàn.
    • Thoát vị rốn.

    Suy giáp ở trẻ sơ sinh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về phát triển thể chất và tinh thần.

    Triệu chứng ở trẻ em và thanh thiếu niên

    Triệu chứng suy giáp ở trẻ em và thanh thiếu niên tương tự như người lớn, bao gồm:

    • Tăng trưởng chậm dẫn đến tầm vóc ngắn.
    • Phát triển răng chậm.
    • Dậy thì muộn.
    • Kém phát triển trí tuệ.

    Suy giáp có nguy hiểm không?

    Suy giáp có thể gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các tình trạng nguy hiểm mà suy giáp có thể gây ra bao gồm:

    Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?

    • Vấn đề sức khỏe tâm thần: Suy giáp có thể gây ra tình trạng trầm cảm, lo âu, biểu hiện tự kỷ và rối loạn tâm lý khác.
    • Vấn đề hô hấp: Suy giáp có thể gây khó thở, cảm giác nghẹt thở và khó thở khi nằm nghiêng người.
    • Rối loạn nhiệt độ cơ thể: Suy giáp có thể gây ra biến đổi nhiệt độ cơ thể không ổn định, dẫn đến cảm lạnh và nóng trong cùng một thời gian.
    • Vấn đề tim mạch: Suy giáp có thể tác động đến chức năng tim mạch, gây ra nhịp tim không đều, nhịp tim nhanh hoặc chậm, và các vấn đề khác liên quan đến tim.
    • Bướu cổ: Suy giáp có thể gây sự phình to của tuyến giáp, dẫn đến bướu cổ, gây áp lực và khó chịu trong khu vực cổ.
    • Tình trạng hôn mê phù niềm: Trong trường hợp suy giáp nghiêm trọng và không được điều trị, có thể xảy ra tình trạng hôn mê phù niềm, một trạng thái nguy hiểm và cần được chữa trị ngay lập tức.

    Để đảm bảo sức khỏe tốt và tránh các tình trạng nguy hiểm, quan trọng để phát hiện và điều trị suy giáp sớm, theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

    Các biến chứng của bệnh suy giáp

    Suy giáp không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

    • Bướu cổ: Bướu giáp lớn có thể gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn và gây khó thở do áp lực lên các cơ quan xung quanh vùng cổ.
    • Vấn đề tim mạch: Suy giáp có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim, ảnh hưởng đến chức năng tim mạch và nhịp tim.
    • Bệnh thần kinh ngoại biên: Nếu suy giáp không được điều trị trong thời gian dài, nó có thể gây tổn thương cho dây thần kinh ngoại biên. Điều này có thể dẫn đến triệu chứng như đau, tê, và ngứa ở cánh tay và chân.
    • Vấn đề về sinh sản: Mức độ hormone tuyến giáp thấp có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng ở phụ nữ, gây hạn chế khả năng sinh sản. Một số nguyên nhân gây suy giáp, như rối loạn tự miễn dịch, cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
    • Dị tật bẩm sinh: Trẻ sinh ra từ mẹ mắc suy giáp nhưng không được điều trị có nguy cơ cao hơn mắc các dị tật bẩm sinh. Trẻ mắc suy giáp bẩm sinh không được điều trị có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng về thể chất và tinh thần.
    • Hôn mê phù niềm: Đây là biến chứng nguy hiểm và cần được điều trị khẩn cấp. Tình trạng này xảy ra khi suy giáp không được điều trị trong thời gian dài. Đặc điểm của hôn mê phù niềm gồm bất tỉnh, giảm nhiệt độ cơ thể nhanh chóng (từ 24°C đến 32,2°C), mất phản xạ, co giật và suy hô hấp.

    Chẩn đoán suy giáp

    Để chẩn đoán suy giáp, các phương pháp cận lâm sàng dựa trên đo nồng độ các chỉ số TSH, fT4 và fT3 trong huyết thanh. Trạng thái của các chỉ số này sẽ đưa ra thông tin quan trọng về tình trạng tuyến giáp. Các phát hiện điển hình trong quá trình chẩn đoán suy giáp bao gồm:

    • Tăng nồng độ TSH: Mức độ TSH trong máu tăng cao hơn phạm vi bình thường. Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy tuyến giáp đang hoạt động chưa hiệu quả và cần sản xuất thêm hormone giáp.
    • Nồng độ fT4 và fT3 bình thường: Mặc dù TSH tăng, các chỉ số tự do của hormone giáp (fT4 và fT3) vẫn nằm trong phạm vi bình thường. Điều này cho thấy tuyến giáp vẫn sản xuất đủ hormone giáp, nhưng khả năng hoạt động của chúng có thể bị ức chế.
    • Tăng nhẹ hoặc trung bình nồng độ TSH: Mức độ tăng của TSH thường là nhẹ hoặc trung bình, ví dụ như từ 4-10 mIU/L. Đây là một phát hiện điển hình trong suy giáp.
    • Có thể có kháng thể kháng peroxidase kháng tuyến giáp (TPOAb): Trong một số trường hợp, kháng thể TPOAb có thể được tìm thấy. Đây là một gợi ý cho việc tuyến giáp tự miễn là nguyên nhân tiềm ẩn gây suy giáp.

     Chẩn đoán và điều trị bệnh suy giáp

    Phương pháp điều trị suy giáp

    Có các phương pháp điều trị nhằm mục đích ngăn ngừa sự tiến triển thành suy giáp lâm sàng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Dưới đây là các tùy chọn điều trị:

    • Theo dõi không điều trị: Đối với một số bệnh nhân có TSH tăng nhẹ, TPOAb bình thường và nguy cơ mắc bệnh tim thấp, có thể không cần điều trị ngay mà tiến hành theo dõi. Nồng độ TSH sẽ được kiểm tra lại sau mỗi 6-12 tháng để theo dõi sự tiến triển.
    • Bắt đầu điều trị thay thế hormone tuyến giáp (levothyroxine hoặc L-T4): Hầu hết các chuyên gia khuyến cáo bắt đầu điều trị L-T4 khi nồng độ TSH đạt 10 mIU/L hoặc cao hơn. Liệu pháp này nhằm thay thế hormone giáp thiếu hụt trong cơ thể. Liều lượng L-T4 được điều chỉnh để duy trì mức TSH trong phạm vi bình thường và, nếu có thể, giữ TPOAb không phát hiện được. Điều này giúp giảm nguy cơ suy giáp lâm sàng và ngăn ngừa tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
    • Thay đổi lối sống với mục tiêu cụ thể: Đối với điều trị suy giáp, thay đổi lối sống cũng rất quan trọng. Điều này bao gồm giảm căng thẳng, hạn chế uống rượu, duy trì cân nặng khỏe mạnh và bỏ hút thuốc, vì những yếu tố này có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bằng chứng cho hiệu quả của cách tiếp cận này vẫn còn hạn chế.

    Phòng ngừa bệnh suy giáp

    Để phòng ngừa bệnh suy giáp, có thể áp dụng các biện pháp sau dựa trên nguyên nhân gây bệnh:

    • Không cắt bỏ tuyến giáp khi có bướu giáp: Tránh thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp khi có bướu giáp để tránh gây suy giáp.
    • Bổ sung i-ốt vào chế độ ăn hàng ngày theo khuyến cáo của Bộ Y tế: Cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể bằng cách bổ sung i-ốt thông qua thức ăn. Các nguồn thực phẩm giàu i-ốt bao gồm trứng, sản phẩm từ sữa, thịt, gia cầm và hải sản, cũng như rong biển.
    • Phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng: Cách tốt nhất để ngăn chặn sự tiến triển nghiêm trọng của suy giáp là phát hiện sớm bệnh và tiến hành điều trị ngay. Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của suy giáp, nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường để được kiểm tra và điều trị phù hợp.
    • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn và bổ sung chế độ ăn đa dạng: Việc sử dụng thuốc theo chỉ định và đa dạng hóa chế độ ăn có thể giúp cải thiện các triệu chứng của suy giáp và ngăn ngừa sự tiến triển nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, không nên tự ý tăng liều thuốc mà chưa được tư vấn từ bác sĩ.

     

    Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

     

     

    Tham khảo những bài viết liên quan: 

    1. Sự Thật Về Căn Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp

    2. Ai Dễ Bị Ung Thư Tuyến Giáp?

    3. Tỷ Lệ Mắc Bệnh Lý Tuyến Giáp Ở Phụ Nữ Ngày Càng Tăng Cao

    4. BMI Và Sức Khỏe

    5. 8 Loại Trái Cây Nhiệt Đới Tốt Cho Sức Khỏe

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com

     

    Zalo