AI DỄ BỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP?

Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 - PKĐKQT YERSIN3 GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ GAN3 MỪNG XUÂN ẤT TỴ 20253 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN3
Đặt lịch hẹn khám

AI DỄ BỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP?

    Ung thư tuyến giáp là loại bệnh lý ung thư tiến triển thầm lặng. Tỉ lệ ung thư giáp gia tăng tại các vùng bướu cổ địa phương.

    Là loại bệnh lý ung thư tiến triển thầm lặng. Tỉ lệ ung thư giáp gia tăng tại các vùng bướu cổ địa phương.

    Tại Việt Nam, tỉ lệ ung thư giáp chiếm 2% tổng số trường hợp ung thư tại Hà Nội và tần suất khoảng 3 trường hợp/ triệu dân/năm. Bệnh gặp ở người trẻ hơn là người lớn tuổi, trong đó 2/3 trường hợp dưới 55 tuổi và 25% gặp ở trẻ em.

    Yếu tố nguy cơ

    Có hai nguy cơ thường gặp đối với ung thư biểu mô giáp là:

    - Tiền sử chiếu xạ ở vùng đầu - cổ để điều trị u thanh quản, tuyến hạnh nhân quá phát, hạch cổ, u vòm họng v.v...; Tần suất ung thư giáp tăng rõ rệt sau nhiễm phóng xạ.

    - Tiền sử gia đình có thân nhân bị ung thư giáp, nhất là ung thư tủy giáp trạng. Khoảng 6% người bệnh bị ung thư giáp dạng nhú có yếu tố gia đình và loại ung thư này cũng thường xảy ra ở người bệnh mắc bệnh polip gia đình, bệnh đa nội tiết, hội chứng Pendred...

    Ai dễ bị bệnh

    Ung thư giáp hay gặp ở phụ nữ, tuổi từ 40 - 60, tuy nhiên cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi tùy thể bệnh. Bệnh thường xảy ra trên người bệnh có bướu giáp nhân đơn độc, tiền sử bướu giáp (bướu giáp địa phương), giảm tiết hormon giáp có thể làm bộc phát ung thư giáp, đặc biệt sau khi phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn phần...

    Dấu hiệu nhận biết

    Trên lâm sàng ung thư tuyến giáp biểu hiện có u tuyến giáp, hạch cổ và di căn.

    U tuyến giáp

    Nhân giáp: Một nhân đơn độc ở tuyến giáp, xạ hình cho thấy nhân lạnh( nhân không bắt i-ốt), giảm tập trung. Nhân to nhanh, mật độ cứng, không đau, phần còn lại của nhu mô giáp không bị phì đại, không có dấu hiệu rối loạn chức năng giáp và liệt dây thần kinh quặt ngược.

    Thoái hóa ác tính của bướu giáp: Thường là các bướu giáp nhiều nhân, nhất là các bướu giáp đa nhân không đồng nhất. Các dấu hiệu ác tính là: bướu to nhanh, mật độ trở nên cứng như gỗ, nhất là khi có dấu hiệu chèn ép hoặc có hạch cổ.

    Ung thư toàn khối: Phần lớn tương ứng với ung thư không biệt hóa, có thể xảy ra trên một bướu giáp có đã lâu, nhất là ở người lớn tuổi. Diễn tiến thường qua hai giai đoạn kế tiếp:

    Giai đoạn trong vỏ bọc: tuyến giáp tăng khối lượng nhanh ở một thùy hoặc toàn bộ tuyến, mật độ trở nên cứng; Giai đoạn ngoài vỏ bọc: làm thành một khối u lớn, cứng, không đồng nhất, không di động. Có thể có dấu hiệu chèn ép, có hạch cổ ở một hoặc cả hai bên.

    Hạch cổ

    Hạch cổ có khi là triệu chứng phát hiện, có thể xuất hiện đồng thời với một nhân giáp sờ thấy mà trước đó không để ý và thường cùng ở một bên với nhân giáp. Hạch lớn nhưng không đau. Tuy nhiên hạch cổ là biểu hiện đầu tiên, đơn độc của ung thư giáp, đặc biệt là ở trẻ em và người trẻ tuổi.

    Các hạch, hoặc chỉ có một hạch, có thể ở các vị trí vùng động-tĩnh mạch cảnh, cơ thanh quản (cơ nhị thân, cơ trâm) mặt trước, hoặc cơ trên đòn. Khi sờ nắn kỹ tuyến giáp vẫn không có gì bất thường”.

    Di căn

    Hay gặp nhất là xương và phổi. Di căn xương với tính chất tiêu hủy gây ra đau xương hoặc gãy xương tự nhiên; ở cột sống gây gãy lún đốt sống, có khi ép tủy.

    Di căn phổi thường âm thầm, kiểu hạt kê nhiều hơn là dạng nốt lớn hoặc nhỏ. Di căn não, gan, buồng trứng ít gặp hơn, hầu như chỉ gặp ở loại ung thư biểu mô tủy giáp trạng.

    Chẩn đoán bằng cách nào?

    Hiện nay để chẩn đoán bệnh tuyến giáp cũng như ung thư giáp y học dùng siêu âm và chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. Đây là phương pháp an toàn không độc hại, độ nhạy cao.

    Siêu âm giáp giúp đánh giá chính xác kích thước, vị trí của nhân giáp và phát hiện các nhân giáp không sờ thấy trên lâm sàng...

    Các dấu hiệu của một nhân giáp ác tính nghi ngờ trên siêu âm bao gồm tăng sinh mạch máu ở trung tâm, u giáp giảm hồi âm, bờ không đều, vôi hoá bên trong. Ngoài ra siêu âm để hướng dẫn chọc hút tế bào nhân giáp bằng kim nhỏ.

    Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ(FNA) là phương tiện được lựa chọn hàng đầu để đánh giá nhân giáp. Phương tiện này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trên 90%. Chọc hút tại u giáp hoặc tại hạch qua hướng dẫn của siêu âm nếu khối u nhỏ.

    Các phương pháp khác như: Chụp cắt lớp điện toán (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến giáp là phương tiện để đánh giá sự lan rộng ung thư tuyến giáp vào cấu trúc lân cận và di căn hạch. Ngoài ra, xạ hình tuyến giáp, định lượng hoóc môn giáp cũng có thể được chỉ định để chẩn đoán.

    Nguyên tắc điều trị

    Khi kết quả siêu âm và chọc hút nghi ngờ ác tính thì các khuyến cáo của các hiệp hội về tuyến giáp trên thế giới khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật. Sau phẫu thuật bác sĩ sẽ gửi nhân giáp đi làm giải phẫu bệnh lại. Có hai tình huống có thể gặp:

    Nếu nhân giáp lành tính, thì tiếp tục điều trị nội khoa sau mổ để bù hormon giáp. Nếu nhân giáp ác tính thì sẽ có kế hoạch điều trị xạ trị bổ sung trong một số trường hợp và uống bù hormon giáp suốt đời.

    Lời khuyên của thầy thuốc

    Ung thư giáp thường xảy ra trên người bệnh có bướu giáp nhân đơn độc, có tiền sử bướu giáp địa phương, giảm tiết hormon giáp, đặc biệt sau khi phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn phần.

    Vì vậy những người này cần định kỳ thăm khám 3-6 tháng/lần để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu bị ung thư. Rất may ung thư giáp là bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn .

    [Theo Trí Thức Trẻ]

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Trẻ Không Chữa Trào Ngược Dạ Dày, Già Đi Chữa Ung Thư Thực Quản

    2. Bệnh Thực Quản Trào Ngược

    3. Ca 2: Lưu Ý Về Kỹ Thuật Khi Đặt Máy Soi Qua Miệng Thực Quản

    4. Ca 1: Một Trường Hợp Bệnh Lý Thực Quản Khó Chẩn Đoán

    5. Giải Đáp Thắc Mắc Về "Phòng Ngừa Bệnh Ung Thư Dạ Dày Và Thực Quản" Và "Bệnh Lý Trào Ngược Dạ Dày Và Thực Quản"

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com

     

    Zalo