Tỷ lệ mắc bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ ngày càng tăng cao

GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 92 2 GÓI KHÁM SỨC KHỎE SINH VIÊN2
Đặt lịch hẹn khám

Tỷ lệ mắc bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ ngày càng tăng cao

    Tỷ lệ mắc các bênh lý tuyến giáp ở phụ nữ cao gấp 5 lần so với nam giới, trong đó cường giáp cao gấp 7 lần và suy giáp gấp 8 lần. Theo một số thống kê, tại Việt Nam có khoảng 4.6 triệu người mắc u nhân tuyến giáp, phần lớn là phụ nữ (18-65 tuổi), tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi . Nguyên nhân chính dẫn đến mắc các bệnh lý tuyến giáp là do thiếu i-ốt và những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

    1. Bệnh tuyến giáp là bệnh như thế nào?

    Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa, trao đổi chất của cơ thể. Tuyến giáp là bộ phận nằm ở phía trước cổ, có chức năng dự trữ và giải phóng 2 loại hóc môn T4 (Thyroxin) và T3 (Tri-iodo_thyroxin). . Khi tuyến giáp hoạt động bình thường quá trình trao đổi chất trong cơ thể của chúng ta luôn ổn định. Bệnh tuyến giáp có thể là nguyên nhân của việc tiết quá nhiều hoặc quá ít các loại hóc môn này. Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp cao hơn rất nhiều so với nam giới.

    Hình ảnh minh họa bệnh lý tuyến giáp

    Hình ảnh minh họa bệnh lý tuyến giáp

    2. Vì sao nữ giới dễ mắc bệnh lý tuyến giáp?

    Phụ nữ nằm trong số đối tượng có nguy co mắc bệnh tuyến giáp rất cao. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi thất thường về nội tiết tố trong các giai đoạn phát triển như: dậy thì, kỳ kinh nguyệt, mang thai, hậu sản và thời kỳ mãn kinh.

    3. Những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp

    3.1 Bệnh suy tuyến giáp/Suy giáp

    Suy giáp là tình trạng khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, gây chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bệnh này phổ biến nhiều ở phụ nữ. Tại Hoa Kỳ, khoảng 4,3% người từ 12 tuổi trở lên bị ảnh hưởng bởi suy giáp.

    Các triệu chứng của suy giáp gồm:

    • Cảm giác lạnh.
    • Mệt mỏi.
    • Da và tóc khô, tăng cân.
    • Trí nhớ kém, nhịp tim chậm.
    • Trầm cảm.
    • Rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sinh sản.
    • Táo bón, rụng tóc.
    • Bướu cổ hoặc phì đại tuyến giáp.

    3.2 Cường tuyến giáp/Cường giáp

    Triệu chứng bệnh cường giáp

    Triệu chứng bệnh cường giáp

    Cường giáp xuất hiện khi tuyến giáp tiết ra lượng hormone quá nhiều, gây tăng tốc quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

    Triệu chứng của cường giáp bao gồm:

    • Nhịp tim tăng nhanh.
    • Cảm thấy tay run, khó ngủ và mồ hôi nhiều.
    • Trạng thái lo lắng, cáu gắt và cảm giác nóng.
    • Mất cân không đúng ý muốn.
    • Rối loạn kinh nguyệt.

    3.3 Ung thư tuyến giáp

    Ung thư tuyến giáp là một loại ung thư phổ biến, được hình thành từ tế bào ác tính (ung thư) xuất phát từ tuyến giáp.

    Có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp, bao gồm:

    • Độ tuổi từ 25 - 65, đặc biệt là phụ nữ.
    • Tiếp xúc với tia bức xạ trong quá khứ.
    • Tiền sử bướu cổ.
    • Có bệnh di truyền, ví dụ như ung thư tuyến giáp thể tủy.
    • Tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp, bướu cổ hoặc các bệnh liên quan đến tuyến giáp.

    Ung thư tuyến giáp được chia thành hai nhóm chính: ung thư tuyến giáp thể biệt hoá và ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá.

    Nhóm ung thư tuyến giáp thể biệt hoá thường tiến triển chậm và có tiên lượng tốt, bao gồm:

    • Ung thư biểu mô tuyến giáp nhú.
    • Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang.
    • Ung thư biểu mô tuyến giáp loại kết hợp giữa nhú và nang.

    Nhóm ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá thường có khả năng di căn nhanh hơn, bao gồm:

    • Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.
    • Ung thư biểu mô tuyến giáp thể không biệt hoá.

    3.4 Bướu lành tuyến giáp (bướu cổ)

    Hình ảnh bướu tuyến giáp (bướu cổ)

    Hình ảnh bướu tuyến giáp (bướu cổ)

    Bướu lành tuyến giáp hay còn được gọi là bướu cổ, được hình thành do kích thước tuyến giáp gia tăng và có sự phát triển của các tế bào bất thường khác. Phổ biến nhất là phụ nữ ở độ tuổi trên 40 tuổi. Theo ước tính có khoảng 15,8% dân số trên toàn thế giới mắc bướu giáp. Một số nguyên nhân gây có thể gây nên tình trạng bướu cổ, bao gồm:

    • Thiếu iod trong chế độ ăn.
    • Bệnh Graves.
    • Suy giáp bẩm sinh.
    • Viêm tuyến giáp.
    • Khối u tuyến yên.
    • Triệu chứng thường gặp của bướu lành tuyến giáp:
    • Sưng hoặc căng ở cổ. 
    • Khó thở hoặc nuốt. 
    • Khàn giọng. 

    4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp

    Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tuyến giáp. Các yếu tố môi trường và biến đổi gen ảnh hưởng rất nhiều tới tuyến giáp. Đặc biệt là ở nữ giới, trong suốt vòng đời, phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn trưởng thành, biến đổi tâm sinh lý có thể kể đến như: tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, hậu thai sản, thời kỳ mãn kinh.

    Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp

    Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp

    Các giai đoạn thay đổi sinh lý – hormone của cơ thể

    Trong giai đoạn dậy thì và chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi nội tiết tố sinh dục có mối liên hệ mật thiết với hormone tuyến giáp.

    Trong thời kỳ mang thai, sinh con và cho con bú, có những thay đổi bình thường về chức năng tuyến giáp. Sự tăng hormone βhCG và estrogen trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến hóc môn TSH và gắn protein tuyến giáp trong máu, nhưng không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Kích thước của tuyến giáp cũng có thể thay đổi trong quá trình mang thai. Trong giai đoạn này, nếu tuyến giáp tăng kích thước, cần kiểm tra chức năng tuyến giáp.

    Tác động của tuyến giáp đến mẹ và bé

    Chức năng tuyến giáp trong thai kỳ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Trong 10-12 tuần đầu của thai kỳ, bé phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của mẹ. Sau đó, bé sẽ tự sản xuất hormone tuyến giáp, nhưng vẫn phụ thuộc vào lượng I-ốt mẹ ăn vào. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 200 mcg I-ốt/ngày để duy trì chức năng tuyến giáp.

    Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh

    Ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, các yếu tố như tuổi tác, giảm nội tiết sinh dục nữ và chế độ ăn không hợp lý có thể gây bệnh tuyến giáp.

    Các yếu tố nguy cơ khác gồm sử dụng thuốc tránh thai, thuốc an thần, kháng sinh và hormone điều tiết…

    • Các trạng thái tâm lý như mất ngủ, lo âu, căng thẳng cũng có thể gây thay đổi hormone và nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp.
    • Suy giảm miễn dịch cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp do thay đổi hormone trong cơ thể.
    • Tiền sử gia đình về bệnh tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho nữ giới.
    • Ngoài ra, đã từng mắc bệnh tuyến giáp, phẫu thuật tuyến giáp hoặc xạ trị cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chế độ ăn thiếu hoặc thừa I-ốt cũng có thể gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.

    5. Ảnh hưởng của bệnh tuyến giáp đến sinh sản của nữ giới

    Tuyến giáp là bộ phận tạo ra nhiều hormone có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể: Triiodo-thyronine và Thyroxine. Bệnh lý tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ gồm có giai đoạn trước và sau khi thụ thai.

    Vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt: Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Khi có sự thay đổi về hormone tuyến giáp, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến các vấn đề như chu kỳ không đều, rối loạn nặng nhẹ, hoặc bất thường. Những thay đổi này có thể làm khó khăn cho việc thụ tinh.

    Vấn đề khi mang thai: Phụ nữ mang thai mắc bệnh tuyến giáp có thể đối mặt với nhiều rủi ro đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trong 10-12 tuần đầu của thai kỳ, tuyến giáp của thai nhi sẽ bắt đầu sản xuất hormone tuyến giáp riêng, nhưng trong giai đoạn này, thai nhi vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của mẹ. Nếu tuyến giáp của mẹ có sự cường giáp hoặc suy giáp không được kiểm soát, có thể gây ra các vấn đề như tiền sản giật, sinh non, nhiễm độc tuyến giáp cấp, suy tim, và các vấn đề khác. Thai nhi cũng có nguy cơ chậm phát triển, bị cường giáp từ trong tử cung mẹ, mắc các vấn đề tim bẩm sinh, sinh non, thai lưu hoặc dị tật bẩm sinh.

    Tóm lại, bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và làm khó khăn trong việc thụ tinh. Đối với phụ nữ mang thai, bệnh tuyến giáp có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho mẹ và thai nhi, bao gồm tiền sản giật, suy giáp, và các vấn đề phát triển thai nhi.

    6. Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ

    Giảm nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ bằng những biện pháp sau:

    Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ

    Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ

    • Tránh tiếp xúc với tia phóng xạ, bức xạ và các hóa chất độc hại. Nếu bạn làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại như nhà máy hạt nhân hoặc các xưởng sản xuất linh kiện điện tử, hãy tuân thủ quy trình bảo hộ để bảo vệ sức khỏe của bạn và hạn chế nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cũng như các bệnh khác.
    • Áp dụng chế độ ăn lành mạnh để giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Điều này bao gồm việc ưu tiên bổ sung rau xanh và củ quả trong chế độ ăn hàng ngày. Bạn cũng nên bổ sung đủ iod cho cơ thể bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm như tảo, rong biển, hải sản và tránh ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất béo và đồ ăn chế biến sẵn. Ngoài ra, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích cũng là một cách để phòng ngừa ung thư tuyến giáp và các bệnh khác.
    • Nếu cơ thể bạn có bất thường như giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, nổi hạch cổ và các triệu chứng khác, không nên chủ quan mà nên đi khám sớm.
    • Tự kiểm tra vùng cổ bằng cách đứng trước gương và ngửa cổ ra sau để phát hiện có những biểu hiện không bình thường nào.
    • Duy trì một lối sống khoa học bằng cách giữ trọng lượng cơ thể ổn định. Một cơ thể cân đối không chỉ làm bạn trông đẹp hơn và tự tin hơn, mà còn giúp phòng tránh nhiều loại bệnh, bao gồm ung thư tuyến giáp.
    • Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trong cơ thể, ngay cả khi chưa có triệu chứng bệnh. Đặc biệt, những người có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp cần đặc biệt chú ý đến việc này.

     

    Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

    Tham khảo những bài viết liên quan: 

    1. Sự Thật Về Căn Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp

    2. Ai Dễ Bị Ung Thư Tuyến Giáp?

    3. BMI Và Sức Khỏe

    4. 8 Loại Trái Cây Nhiệt Đới Tốt Cho Sức Khỏe

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo