Đột Quỵ Ngày Càng Trẻ Hóa Nguyên Nhân Do Đâu?

GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 92 2 GÓI KHÁM SỨC KHỎE SINH VIÊN2
Đặt lịch hẹn khám

Đột Quỵ Ngày Càng Trẻ Hóa Nguyên Nhân Do Đâu?

    Hiện nay, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa, nguyên nhân là do những thói quen xấu tiềm ẩn nguy cơ gây tai biến mạch máu não như thức khuya, tắm muộn, lười vận động hay thường xuyên ăn đồ nhiều dầu mỡ.... Nhiều người vẫn cho rằng mình còn trẻ, dạo gần đây ghi nhận nhiều bệnh nhân bất ngờ bị đột quỵ khi mới 30 tuổi mặc dù trước đó sức khỏe hoàn toàn bình thường.

    Ở Việt Nam, mỗi năm ước tính có khoảng 200.000 bệnh nhân bị đột quỵ, trong đó chiếm đến 50% số bệnh nhân không thể qua khỏi. Có khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ chỉ mới trong độ tuổi từ 18-50. Đặc biệt đáng chú ý, tỉ lệ người trẻ dưới 40 tuổi mắc phải căn bệnh này đang gia tăng liên tục, trung bình 2% mỗi năm. Hàng năm, vào mỗi dịp lễ Tết số ca nhập viện cấp cứu về bệnh lý tim mạch trong đó có nhồi máu cơ tim, đột quỵ tim cũng tăng đột biến. 

    Đột quỵ ở người trẻ là gì?

    Căn bệnh đột quỵ ở người trẻ là căn bệnh cấp tính, thường xảy ra khi tình trạng vỡ hoặc tắc nghẽn mạch máu não xảy ra. Khi đột quỵ xảy ra, não bộ của chúng ta không được tiếp nhận đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể. Ngay sau đó, các tế bào não sẽ bắt đầu mất hoạt động và chết dần. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm và thậm chí là tử vong. Trong thời gian gần đây, chúng ta đã chứng kiến một tăng số ca đột quỵ ở người trẻ. Theo thống kê từ Tổ chức Đột Quỵ Mỹ, khoảng 15% số người mắc đột quỵ có độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi.

    Căn bệnh đột quỵ ở người trẻ

    Đột quỵ có thể chia làm 3 loại bao gồm:

    - Đột quỵ thiếu máu não hay còn gọi là đột quỵ nhồi máu não. Đây là loại đột quỵ chiếm tỷ lệ nhiều nhất.

    - Đột quỵ chảy máu não, tức là mạch máu não vỡ ra và gây chảy máu trong não.

    - Đột quỵ chảy máu dưới nhện.

    Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

    Trong trường hợp của bệnh nhân đột quỵ, thời gian đóng vai trò quan trọng. Việc phát hiện sớm và đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Vì vậy, Hội Đột Quỵ Thế Giới đã phát triển một hệ thống dấu hiệu dễ hiểu áp dụng cho cộng đồng, được gọi là BEFAST.

    Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

    B: Balance: bệnh nhân không giữ được thăng bằng, té ngã 1 cách không tự chủ

    E: Eyes: Mắt không thể nhìn rõ

    F: Face - (mặt) Bệnh nhân có thể có biểu hiện méo miệng.

    A: Arm - Tay hoặc chân có thể bị tê bì hoặc yếu đi, tùy thuộc vào mức độ.

    S: Speech - Giọng nói của bệnh nhân có thể bị ngọng, thay đổi.

    T: Time - Thời gian. Đây là yếu tố rất quan trọng. Cần xác định chính xác thời điểm bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu đột quỵ để khi nhập viện, bác sĩ có thể xác định được thời gian quyết định quan trọng. Điều này giúp xây dựng chiến lược cấp cứu và điều trị phù hợp.

    Một số bệnh nhân có thể có một trong những triệu chứng BEFAST. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể chỉ kéo dài dưới 24 giờ hoặc chỉ xuất hiện trong 1-2 giờ rồi trở lại bình thường.

    Nếu bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu não thoáng qua mà không nhập viện hoặc không được kiểm tra các yếu tố nguy cơ đột quỵ, tỷ lệ tái phát và biến chứng thành đột quỵ có nguy cơ cao. Thậm chí, bệnh nhân có thể trải qua một cơn nhồi máu não nhẹ ban đầu, sau đó trở nặng hơn.

    Khuyến cáo cho bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ nhẹ (sau đó có thể khỏi) là nên nhập viện sớm để được khám nguyên nhân và đánh giá các yếu tố nguy cơ. Điều này giúp bác sĩ xác định phác đồ điều trị và hạn chế nguy cơ tái phát.

    Nguyên nhân gây ra căn bệnh đột quỵ ở người trẻ?

    Nguyên nhân gây ra căn bệnh đột quỵ ở người trẻ

    • Lối sống không lành mạnh: Các thói quen ăn uống không khoa học, thiếu vận động và áp lực công việc có thể góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

    • Tổn thương mạch máu não di truyền: Một số người trẻ có thể có bệnh lý tim mạch hoặc các dị dạng mạch máu não di truyền từ khi còn nhỏ. Những tổn thương này thường không có triệu chứng rõ ràng trong cuộc sống hàng ngày và không được phát hiện sớm. Chỉ khi nhập viện sau cơn đột quỵ, khi được chụp mạch máu não, các tổn thương này mới được phát hiện.

    • Tăng huyết áp: Áp lực và căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, cùng với lối sống thiếu vận động và chế độ ăn không lành mạnh, có thể dẫn đến tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

    Đột quỵ ở người trẻ là một vấn đề ngày càng đáng báo động, vì nó ảnh hưởng đến khả năng lao động và đóng góp xã hội của những người trẻ. Để giảm nguy cơ đột quỵ, quan trọng để duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, vận động đều đặn, và giảm stress trong cuộc sống hàng ngày.

    Gói tầm soát nguy cơ đột qụy

    Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin đã xây dựng các gói khám tầm soát bệnh lý về tim mạch và tầm soát nguy cơ đột quỵ. Các gói khám này được xây dựng nên nhằm mục đích giúp cho người bệnh phát hiện sớm nguy cơ gây đột quỵ hoặc bệnh lý tim mạch nếu có. Từ đó, xây dựng phác đồ điều trị đúng, giảm biến chứng, tăng khả năng hồi phục. Khách hàng sẽ được tư vấn và thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa II Ngô Thị Diệu Minh (Nội Tổng Quát - Tim Mạch) với hơn 27 năm kinh nghiệm, đã và đang công tác tại nhiều bệnh viện tư nhân lớn như:

    • Bác sĩ nội tim mạch, bệnh viện Nguyễn Trãi
    • Nguyên trưởng khoa nội tim mạch, bệnh viện Nguyễn Trãi
    • Nguyên trưởng khoa nội tổng hợp, bệnh viện An Sinh

    Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin dành tặng ƯU ĐÃI 30% Gói “Tầm Soát Đột Quỵ” chỉ còn 2.450.000 VNĐ

    • Gói dịch vụ Kiểm tra và xét nghiệm có các hạng mục chuyên sâu dành cho cả nam và nữ, giúp phát hiện những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sớm để có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời.
    • Chụp MRI sọ não cho hình ảnh rõ nét, giúp chẩn đoán dễ dàng và chính xác hơn
    • Tư vấn chuyên sâu bởi bác sĩ CKII Nội Tổng Quát - Tim Mạch với gần 30 năm kinh nghiệm.

    YERSIN INTERNATIONAL CLINIC

     

     

    Zalo