Bệnh Gút

PKĐKQT YERSIN một trong những đơn vị đầu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo (A.I) trong nội soi tiêu hóa2 Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày - Đại Tràng - Đại Trực Tràng - Ưu đãi tháng 112 GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 112
Đặt lịch hẹn khám

Bệnh Gút

    Gút là gì?

    Gút là một dạng viêm khớp gây ra do sự tích tụ các tinh thể axít uric trong các khớp. Axít uric là sản phẩm phân hủy của purines trong thức ăn hàng ngày.

     

    Sự bất thường trong việc kiểm soát axít uric và sự kết tinh của các chất này tại các khớp gây đau viêm khớp cấp, sỏi thận, tắc nghẽn đường tiểu do sỏi và dẫn đến suy thận. Gút là bệnh lý phổ biến được ghi chép lại trong bệnh học nội khoa thường nhất.

    Triệu chứng của bệnh gút

     

     

    Bệnh gút cấp có biểu hiện đặc trưng là các khớp viêm bị cơn đau tấn công nhanh, tiếp theo đó là khớp có biểu hiện đỏ, phù nề, sờ thấy ấm và rất nhạy cảm. Khớp bàn ngón chân cái là vị trí có biểu hiện rõ nhất trong bệnh gút cấp. Những khớp khác như mắc cá chân, gối, cổ tay, ngón tay và khuỷu tay cũng có thể bị ảnh hưởng. Ở vài người, cơn đau cấp diễn tiến nặng đến chạm vào tấm trải giường cũng gây đau điếng. Tuy nhiên, những con đau cấp này thường sẽ giảm sau vài giờ đến vài ngày dù có uống thuốc hay không. Trong một ít trường hợp, cơn đau cấp có thể kéo dài hàng tuần. Hầu hết những người bị gút đều sẽ bị tái phát vài lần qua nhiều năm.

    Ai có nguy cơ bị gút?

     

     

     

    Tỷ lệ bệnh gút ở Mỹ đã gia tăng hơn 20 năm qua và hiện nay ảnh hưởng đến 8,3 triệu dân Mỹ (chiếm khoảng 4%). Bệnh gút thường xuất hiện ở phái nam nhiều hơn và tỷ lệ những người đàn ông Mỹ gốc Phi cũng bị gút nhiều hơn những người đàn ông da trắng. Bệnh gút gia tăng theo tuổi tác và đỉnh điểm là ở tuổi 75. Ở phụ nữ, bệnh gút cấp tính thường xuất hiện sau mãn kinh. Ở Mỹ, ước lượng có khoảng 21% dân số có axít uric trong máu cao. Tuy nhiên, trong số họ chỉ có một ít người thật sự sẽ tiến triển thành bệnh gút. Nếu tiền sử gia đình có cha mẹ bị gút thì người đó có 20% nguy cơ bị gút.

    Yếu tố nguy cơ của bệnh gút

     

    Béo phì, quá cân, đặc biệt giới trẻ uống rượu từ mức trung bình trở lên, cao huyết áp, và bất thường chức năng thận là những yếu tố nguy cơ góp phần làm tăng tỷ lệ bị gút. Một số bệnh và thuốc đang dùng cũng gây tăng nồng độ axít uric trong máu. Và những bệnh nhân bị suy giảm nồng độ hormone tuyến giáp có nguy cơ bị gút khá cao.

    Biểu hiện ngón chân sưng phù to

     

     

     

    Khớp bàn ngón chân cái là nơi có biểu hiện đặc trưng nhất trong cơn gút cấp. Những cơn đau cấp thế này có khả năng tái phát nếu không được điều trị. Do đó, nên tiếp tục đi khám để được tư vấn liệu pháp điều trị cho dù cơn đau do gút đã khỏi vì theo thời gian, các khớp, gân, và các mô xung quanh sẽ có thể bị tổn thương.

    Biểu hiện trên ngón tay

    Nhiều bệnh nhân gút có biểu hiện tích tụ các tinh thể axít uric trong các khớp ngón tay. Để giảm đau trong gút cấp tính bạn nên cho các khớp đau được nghỉ ngơi.

     

     

    Biểu hiện ở khuỷu tay

    Những khớp khuỷu tay và khớp gối cũng có thể bị gút tấn công, nhận diện qua sự phình to tại các khớp khuỷu tay.

     

     

     

    Chẩn đoán viêm khớp trong bệnh gút

    Gút được nghi ngờ khi bệnh nhân có những cơn đau viêm khớp cấp tái diễn, đặc biệt các khớp bàn ngón chân, khớp gối, mắc cá chân có triệu chứng rõ rệt nhất. Chọc dò để lấy dịch khớp làm xét nghiệm tìm ra các tinh thể axít uric là xét nghiệm đáng tin cậy nhất để chẩn đoán bệnh gút. Sau khi gây tê tại chỗ, bác sĩ sẽ dùng bơm tiêm rút dịch từ khớp viêm theo quy cách vô trùng.

    Xét nghiệm dịch khớp để chẩn đoán

     

     

    Dịch khớp rút ra sẽ được làm xét nghiệm để tìm các tinh thể axit uric và dấu hiệu nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm máu để đo lường nồng độ axít uric trong máu.

    Làm thế nào để ngăn chặn gút cấp tính?

     

     

    Giữ cơ thể đủ nước sẽ góp phần ngăn chặn gút cấp, đồng thời làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận ở bệnh nhân gút. Rượu được cho là có tính chất lợi tiểu, góp phần làm mất nước và thúc đẩy cơn gút cấp. Rượu cũng làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi axít uric gây tăng axít uric máu vì làm giảm quá trình thải trừ axít uric ở thận và làm mất nước, do đó làm tăng sự tích tụ các tinh thể ở khớp.

    Biện pháp ngăn ngừa khác

     

     

     

    Thay đổi thói quen ăn uống góp phần làm giảm nồng độ axít uric trong máu. Bởi vì gốc purine sẽ được cơ thể chuyển đổi thành axít uric, do đó, bạn nên tránh ăn những thực phẩm giàu purine như, tôm, cua, ghẹ và tạng động vật như gan, óc, thận. Các chuyên gia nghiên cứu cảnh báo rằng, ăn nhiều thịt và hải sản làm tăng nguy cơ gút cấp, trong khi các sản phẩm chế biến từ sữa lại làm giảm nguy cơ bị gút. Giảm cân là biện pháp góp phần làm giảm nguy cơ tái phát bệnh gút cấp tính.

    Thuốc điều trị gút

     

     

     

    Một số thuốc chỉ làm giảm đau và kháng viêm trong cơn gút cấp tính, như thuốc kháng viêm (ibuprofen và một số thuốc khác), colchicine, và corticosteroids. Một số thuốc khác như allopurinol, febuxostat, và probenicid có tác dụng làm giảm axít uric trong máu và ngăn sự tích tụ axít uric trong khớp, (gây viêm khớp), trong thận (gây sỏi thận), trong mô (gây sạn), sẽ giúp ngăn tái phát bệnh gút cấp và các biến chứng...

    Kiểm soát bệnh gút

    Có nhiều nghiên cứu đang tiến hành trên nhiều lĩnh vực liên quan đến bệnh gút và tăng axít uric trong máu. Các nhà khoa học tìm thấy, một số protein ở động vật có thể làm tăng nguy cơ bị gút. Một số thuốc mới đang được phát triển công hiệu và an toàn hơn nhằm điều chỉnh nồng độ axít uric ở bệnh nhân gút mãn tính.

    Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    Nguồn WebMD

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Mối Liên Quan Giữa Đái Tháo Đường Và Gout

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com

     

    Zalo