Đừng quá lo lắng khi nhiễm phải virut VIÊM GAN B!

Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 - PKĐKQT YERSIN3 GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ GAN3 MỪNG XUÂN ẤT TỴ 20253 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN3
Đặt lịch hẹn khám

Đừng quá lo lắng khi nhiễm phải virut VIÊM GAN B!

    Diễn tiến tự nhiên


    HBV tấn công vào gan và có thể gây hai thể bệnh viêm gan: cấp tính và mạn tính. 90% người bệnh viêm gan cấp tính sẽ khỏi bệnh hoàn toàn: không còn kháng nguyên HBsAg trong cơ thể do hệ miễn dịch của họ tạo được kháng thể kháng virus B (AntiHBs). Sau viêm gan cấp tính, 10% người bệnh sẽ mang virus B (HBsAg) kéo dài hơn sáu tháng và có thể tiến triển sang bệnh viêm gan B mạn tính. Bệnh viêm gan mạn tính do virus B có thể diễn tiến đến bệnh nặng nguy hiểm như xơ gan hoặc ung thư gan nguyên phát.

     

    Nhiễm HBV mạn tính phụ thuộc tuổi khi bắt đầu nhiễm virus. Trẻ dưới sáu tuổi sẽ nhanh chóng diễn tiến đến nhiễm mạn tính: 80 – 90% trẻ nhiễm virus khi nhỏ dưới một tuổi và 30 – 50% trẻ nhiễm virus khi dưới sáu tuổi sẽ tiến triển nhiễm mạn tính. 90% trẻ nhiễm HBV trong năm đầu của cuộc đời sẽ diễn tiến sang nhiễm mạn tính và một trong bốn người lớn đã nhiễm trong thời thơ ấu sẽ chết do bệnh gan liên quan đến HBV, bao gồm ung thư gan. Dưới 5% người lớn nhiễm HBV khi trưởng thành sẽ tiến triển đến nhiễm mạn tính và 20 – 30% người lớn nhiễm mạn tính này sẽ bị xơ gan và/ hoặc ung thư gan.

     

    Trong Ngày Ung thư Thế giới 04 tháng 2 năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận: nhiễm HBV và nhiễm virus gây bệnh viêm gan C (HCV) là các nguyên nhân quan trong gây bệnh ung thư gan nguyên phát, loại ung thư xếp thứ nhì trong các ung thư thường gặp nhất trên thế giới. WHO ước tính mỗi năm có 788 000 người tử vong do ung thư gan nguyên phát. 60% ca tử vong này liên quan đến nhiễm HBV và HCV mạn tính. WHO đang làm việc với các quốc gia để loại trừ cả hai bệnh do HBV và HCV vào năm 2030.

    Dịch tễ học

    Trên thế giới có 2 tỷ người mắc bệnh và 600.000 người tử vong do HBV mỗi năm. Châu Á chiếm hơn một nửa trong số các ca tử vong này.Việt Nam có 8,6 triệu người nhiễm HBV. Tỷ lệ nhiễm virus B mạn tính rất cao: khoảng 8.8% ở nữ giới và 12,3% ở nam giới. Điều này có nghĩa: trong mười người Việt Nam, có một người nhiễm virus B mạn tính.

    Đường lây truyền

    HBV lây qua: tiếp xúc với máu và các dịch cơ thể khác của người nhiễm (như dùng chung kim và các dụng cụ khác ở người tiêm chích ma túy hoặc dùng chung bàn chải đánh răng hoặc dao cạo râu, kềm cắt móng tay hay bị tai nạn kim đâm ở nhân viên y tế); qua tiếp xúc tình dục không bảo vệ và qua lây truyền từ mẹ nhiễm virus sang con.

    Đường lây truyền chính ở Việt Nam là từ mẹ lây sang con khi mẹ sinh bé.

    Triệu chứng

    Đa số người bệnh viêm gan B không có triệu chứng khi bị viêm gan cấp. Tuy nhiên, một số người sẽ có triệu chứng như vàng da, mắt, tiểu vàng xậm, mệt mỏi nhiều, buồn nôn hoặc ói, chán ăn và đau bụng. Nhiều người bệnh viêm gan virus B mạn tính không có triệu chứng. Một vài người có thể thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, chướng bụng hoặc đau bụng

    Điều trị

    Không có điều trị đặc hiệu trong bệnh viêm gan virus B cấp tính. Điều trị hỗ trợ nhằm duy trì sự thoải mái và cân bằng dinh dưỡng cho ngươi bệnh.

     

    Bệnh viêm gan virus B mạn tính có thuốc điều trị đặc hiệu. Mục đích của điều trị nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển đến xơ gan, giảm xuất độ mắc bệnh ung thư gan và cải thiện sự sống còn lâu dài. Tuy nhiên, thuốc điều trị chỉ ngăn chặn sự nhân bản của virus chứ không điều trị khỏi bệnh nên người bệnh phải điều trị liên tục lâu dài.

    Phòng ngừa


    Bệnh viêm gan virus B là bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine một cách hiệu quả và an toàn.
    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chủng ngừa cho trẻ sơ sinh sớm ngay 24 giờ sau khi sinh Tiếp tục tiêm thêm 3 mũi sau mũi tiêm lúc sinh để hoàn tất các loạt tiêm căn bàn.Tất cả trẻ em và người trẻ trên 18 tuổi chưa chủng ngừa nên tiêm vaccine.

    Người lớn có nguy cơ cao nhiễm HBV nên tiêm ngừa bao gồm:

    • Tiếp xúc trong gia đình hoặc tiếp xúc tình dục với người nhiễm HBV mạn tính;

    • Người có nhiều bạn tình;

    • Nhân viên y tế;

    • Người thường xuyên nhận máu hoặc các sản phẩm từ máu, thường xuyên thẩm phân phúc mạc và những người nhận tạng ghép đặc;

    • Người sử dụng ma túy;

    • Tù nhân


    (Nguồn: www:.wpro.who.int/ vietnam/ topics/ hepatitis/ factsheet_hepB/en/)

    Người dịch: Bác sĩ Ngô Thị Kim Cúc -  Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

    ---------------------------------------------

    Chỉ cần 1 giờ để biết lá gan của mình có đang “gặp nguy hiểm” hay không, bạn có sẵn sàng?

    “HÃY NÂNG NIU LÁ GAN CỦA BẠN”

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Nhiễm Siêu Vi Viêm Gan B - Nguy Cơ Tiềm Ẩn Của Xơ Gan Và Ung Thư Gan

    2. Giải Đáp Thắc Mắc Về Bệnh Siêu Vi Viêm Gan B

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com

     

     

     

     

    Zalo