Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính khiến lượng đường trong máu (đường huyết) tăng cao.
Các triệu chứng, dấu hiệu bệnh tiểu đường ở mỗi người có thể khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều có một số biểu hiện triệu chứng chung như:
- Thường xuyên cảm thấy đói và khát
- Sụt cân
- Đi tiểu thường xuyên
- Nhìn mờ
- Cực kỳ mệt mỏi
- Các vết loét không lành
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Lượng đường trong máu cao làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Lượng đường trong máu càng cao và thời gian mắc bệnh càng lâu, nguy cơ gặp phải biến chứng càng cao.
Các biến chứng của bệnh, bao gồm:
- Bệnh tim mạch, đau tim và đột quỵ
- Tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh ngoại biên)
- Bệnh thận
- Tổn thương mắt (Bệnh võng mạc và suy giảm thị lực)
- Tổn thương ở chân như nhiễm trùng và vết loét chân không lành, dễ cắt cụt chân
- Tình trạng da như nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm
- Trầm cảm
Chính vì vậy, việc tầm soát bệnh tiểu đường rất quan trọng, giúp người dân chủ động phòng ngừa, kiểm soát bệnh hiệu quả để làm chậm lại tiến triển của bệnh. Ngoài ra, việc phát hiện bệnh sớm còn giúp giảm bớt gánh nặng về chi phí điều trị, giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn đồng thời tiết kiệm thời gian.
Ai nên tầm soát bệnh tiểu đường?
Ai cũng nên chủ động tầm soát bệnh tiểu đường để bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, những đối tượng sau càng cần phải tầm soát sớm vì họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác:
- Bố mẹ, người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
- Tăng huyết áp hay đang điều trị tăng huyết áp.
- Tiền sử bệnh mạch vành.
- Rối loạn chức năng gan.
- Người thừa cân béo phì.
- Người mắc chứng rối loạn chuyển hóa mỡ.
- Phụ nữ sinh con nặng trên 4kg hay được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.
- Phụ nữ mắc hội chứng đa nang buồng trứng.
- Những người trên 40 tuổi trở lên.
- Người làm ca đêm, rối loạn nhịp sinh học.
- Những người có lối sống kém lành mạnh như nghiện thuốc lá, nạp quá nhiều đường, chất béo, đồ ăn nhanh, không bổ sung đầy đủ chất xơ, ít vận động…
- Khi cơ thể có triệu chứng mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, lơ mơ kéo dài, khô miệng, chân tay bủn rủn thì bạn cũng nên chủ động tầm soát bệnh tiểu đường sớm.
THAM KHẢO GÓI TẦM SOÁT TIỂU ĐƯỜNG TẠI PK ĐKQT YERSIN
A. Khám với Bác sĩ chuyên khoa
- Tìm hiểu tiền sử
- Đánh giá thể trạng, chỉ số khối cơ thể
- Khám và tư vấn chuyên khoa
B. Xét nghiệm
- Đường máu
- Xét nghiệm HbA1c
- Xét nghiệm Creatine
- Xét nghiệm Bun/ure
- Mỡ máu (Cholesterol total, HDL, LDL, Triglyceride)
- Tổng phân tích nước tiểu - 10 thông số
C. Chẩn đoán hình ảnh
- Điện tâm đồ
D. Bác sĩ tư vấn kết quả, kê toa
Lưu ý: Quý khách vui lòng đặt hẹn gói khám trước 1 ngày để thư ký y khoa liên hệ xác nhận lịch hẹn.
Những điểu cần chuẩn bị trước đến khi khám:
- Bạn cần nhịn ăn uống ít nhất 8 giờ trước đến khám và chỉ nên uống nước lọc trong thời gian này.
- Ngưng tất cả các thuốc đang sử dụng (ví dụ thuốc tiểu đường) vào sáng ngày lấy máu. Đối với thuốc huyết áp định kỳ vẫn có thể uống được bình thường.
- Đối với nữ giới cần đảm bảo ngoài chu kỳ kinh nguyệt ít nhất 3 ngày
- Đối với siêu âm vùng chậu (Nữ): Bạn nên uống nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang căng trước khi siêu âm, cho kết quả chính xác và rõ ràng hơn.
- Nên tránh mặc quần áo có nút dạng kim loại, hoặc đeo các loại trang sức kim loại khi đo điện tâm đồ để tránh gây nhiễu.
Những giấy tờ cần chuẩn bị trước khi đến khám:
- Bạn cần mang theo CMND/Passport để làm thủ tục đăng ký khám và thủ tục thanh toán trực tiếp qua các công ty bảo hiểm. Trường hợp khách hàng là trẻ em, vui lòng mang theo bản sao Giấy khai sinh hoặc Passport của bé.
- Hãy mang theo các kết quả/giấy tờ/hồ sơ bệnh án cũ (Ví dụ: ghi chú của bác sĩ/ phim X-quang/ kết quả đo điện tâm đồ/ báo cáo y khoa/ toa thuốc/ sổ tiêm chủng).
- Vui lòng mang theo Voucher quà tặng / Thẻ quà tặng / Thẻ thành viên / eVouchers từ PK ĐKQT Yersin (nếu có).