Suy Tim

Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 - PKĐKQT YERSIN3 GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ GAN3 MỪNG XUÂN ẤT TỴ 20253 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN3
Đặt lịch hẹn khám

Suy Tim

    Suy tim là gì?

    Suy tim không có nghĩa là tim ngừng hoạt động mà chỉ là tim không còn làm việc tốt nữa. Suy tim xảy ra khi cơ tim bị yếu không thể cung cấp đủ máu và oxy cho cả cơ thể. Trong nhất thời, tim có thể bù trừ một khoảng thời gian, nhưng cuối cùng người bệnh vẫn phải được điều trị.

    Nguyên nhân

    Tim có thể bắt đầu suy theo thời gian tuổi tác. Tuy nhiên, suy tim cũng gặp ở người trẻ. Hầu hết người bị suy tim đều có nguyên nhân trước đó. Có thể là cao huyết áp, bệnh lý mạch vành, nhồi máu cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, hoặc một vài bệnh lý ảnh hưởng đến cơ tim.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    Bệnh phổi cũng có khả năng dẫn đến suy tim. Béo phì, đái tháo đường, ngưng thở khi ngủ cũng có liên quan đến suy tim.

    Triệu chứng khó thở.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    Đó là một trong những biểu hiện báo động sớm của người bệnh, nhất là sau khi hoạt động. Nếu triệu chứng này xảy ra khi bạn nghỉ ngơi,  tình trạng suy tim đã diễn tiến khá nặng. Thỉnh thoảng bạn có cảm giác khó thở khi nằm xuống hoặc lúc ngủ. Vì tim không thu máu lại kịp từ phổi. Khi hiện tượng này xảy ra, dịch sẽ rò rỉ vào trong phổi dẫn đến tình trạng khó thở.

    Triệu chứng mệt mỏi.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    Khi tim bơm máu không đủ, não và các cơ quan khác sẽ lấy máu từ những bộ phận khác ít quan trọng hơn của cơ thể như từ cơ của các chi. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tay chân bị yếu. Bên cạnh đó, các hoạt động hằng ngày như leo cầu thang, đi bộ qua 1 căn phòng cũng làm người bệnh thấy mệt. Có thể kèm triệu chứng đau đầu nhẹ.

    Triệu chứng ho dai dẳng và khò khè.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    Đây là một trong các triệu chứng khác báo hiệu tim có vấn đề. Lưu lượng máu từ phổi về tim đang bị ứ đọng. Điều này có nghĩa là phổi đang bị ứ dịch. Thỉnh thoảng người bệnh ho có đàm trắng hoặc hồng. Hãy cho bác sĩ biết tình trạng của mình.

    Triệu chứng phù và tăng cân.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    Các mô cũng có thể bị ứ dịch. Đây là nguyên nhân gây phù bàn chân, mắc cá chân, cẳng chân và bụng. Do thận thiếu máu để hoạt động nên gây ra tình trạng bị ứ natri. Đây là nguyên nhân làm các mô bị ứ dịch nhiều hơn. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bị phù kéo dài hoặc tăng cân đột ngột.

    Triệu chứng buồn nôn.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    Người bệnh có thể có triệu chứng buồn nôn hoặc no hơi và không muốn ăn gì cả. Dần dần sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn. Triệu chứng này là do hệ tiêu hóa đang bị thiếu máu và oxy.

    Triệu chứng tim đập nhanh.

    Đây là triệu chứng thường được cảnh báo. Khi tim không bơm đủ máu, cơ thể sẽ nhận biết. Và tim sẽ tăng cường hoạt động theo vài cách.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    • Cơ tim sẽ dày lên để tống máu mạnh hơn.
    • Tim to lên để buồng tim dãn ra và thu máu tốt hơn.
    • Tim đập nhanh hơn.

    Triệu chứng lơ mơ.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    Người bệnh dường như có biểu hiện lơ mơ, bơ phờ, mất định hướng hoặc bắt đầu quên. Khi các cơ quan khác hoạt động không tốt do tình trạng thiếu máu nuôi sẽ dẫn đến tình trạng ứ natri trong máu. Hậu quả là sẽ ảnh hưởng đến não.

    Phương pháp ngăn suy tim.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    Là giảm các nguy cơ gây bệnh bằng cách dinh dưỡng tốt và tập thể dục. Nếu có hút thuốc nên bỏ. Nếu có thừa cân, nên giảm cân bằng phương pháp phù hợp. Nếu thuộc nhóm có nguy cơ hoặc đang có bệnh lý về tim mạch, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc giúp giảm nguy cơ suy tim. Điều quan trọng là có sự hợp tác giữa người bệnh và bác sĩ trong tiến trình điều trị.

    Điều trị suy tim.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    Suy tim thường không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể điều trị được. Thông thường kế hoạch điều trị sẽ là tập thể dục và chế độ ăn ít natri. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cân mỗi ngày để chắc chắn người bệnh không bị ứ quá nhiều dịch. Người bệnh cũng có thể kiểm soát lượng dịch đưa vào cơ thể mỗi ngày qua ăn uống. Có thể dùng thêm thuốc theo toa. Ngoài ra, người bệnh cần kiểm soát stress cũng như tránh caffeine. Cũng có thể bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cấy thiết bị trợ tim.

    Cuộc sống của người suy tim.

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    Không có quy luật cụ thể nào cả. Hãy tập trung vào những gì mà bạn có thể làm và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn, không nên vượt quá tình trạng sức khỏe của mình. Hãy chọn việc quan trọng và bỏ qua những cái khác. Mặt khác, bạn cũng cần nghỉ ngơi.

    Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    Nguồn WebMD

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

     

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Kiểm Soát Suy Tim Bằng Cách Nào?

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo