Tác nhân làm tăng huyết áp

Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 - PKĐKQT YERSIN3 GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ GAN3 MỪNG XUÂN ẤT TỴ 20253 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN3
Đặt lịch hẹn khám

Tác nhân làm tăng huyết áp

    Cao huyết áp và sắc tộc
    Người Mỹ gốc Phi dường như bị cao huyết áp nhiều hơn và thường hay gặp ở tuổi trẻ hơn. Các nghiên cứu về gen nghi ngờ nhóm người này bị nhạy cảm hơn với muối. Chế độ ăn và tình trạng quá cân cũng có thể đóng vai trò trong cao huyết áp.

    Cao huyết áp và natri
    Natri, thành phần chính yếu của muối, có thể gây tăng huyết áp do tình trạng giữ nước của cơ thể, đồng thời làm tăng gánh cho tim. Hiệp hội tim mạch của Mỹ khuyến cáo, bạn nên ăn ít hơn 1.500 mg Natri mỗi ngày. Bạn cần kiểm tra khầu phần dinh dưỡng kỹ lưỡng vì số lượng natri có thể tăng theo lượng thức ăn. Những thực phẩm đóng hộp được cho là chứa nhiều natri nhất.


    Cao huyết áp và stress
    Stress có thể làm huyết áp tăng vọt, nhưng chưa có bằng chứng xác thực về vai trò của stress đối với cao huyết áp lâu dài. Tuy nhiên, stress có thể ảnh hưởng đến những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý tim mạch. Do đó, có thể coi như stress có mối liên quan gián tiếp với cao huyết áp. Stress cũng có thể dẫn đến những thói quen không tốt như: dinh dưỡng kém, uống rượu, hút thuốc. Những điều này cũng có thể góp phần làm tăng huyết áp và gây bệnh tim mạch.


    Cao huyết áp và cân nặng
    Thừa cân có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tim mạch và cao huyết áp. Do đó, chế độ ăn làm giảm huyết áp thường đi kèm với việc giảm lượng calo ăn vào. Chế độ ăn giảm dầu mỡ và chất đường, tăng dùng trái cây, rau, thịt nạc và các chất xơ sẽ thích hợp cho bạn. Bạn có thể chỉ cần giảm khoảng 4-5kg cũng đủ để thấy sự thay đổi.


    Cao huyết áp và rượu
    Uống nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp. Theo hướng dẫn của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, nếu có uống rượu, nên hạn chế ở mức 2 lần một ngày với nam, 1 lần một ngày với nữ. Cụ thể, số lượng mỗi lần uống: 1 lon nếu là bia, 100 ml nếu là rượu nhẹ, 45ml nếu là rượu mạnh 40o hay chỉ 30ml nếu là rượu mạnh 500.

    (Ảnh minh họa: Nguồn internet)


    Huyết áp và caffeine
    Nếu caffeine có thể gây cho bạn cảm giác bồn chồn, liệu nó có làm bạn tăng huyết áp? Có vẻ như huyết áp có thể tăng nhẹ thoáng qua nhưng các nghiên cứu không cho thấy liên quan rõ ràng giữa caffein và sự phát triển của cao huyết áp. Thật ra, theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, 1 hay 2 tách café mỗi ngày vẫn khá an toàn cho bạn.


    Cao huyết áp và thai kỳ
    Cao huyết áp thai kỳ là một dạng cao huyết áp xảy ra vào nữa sau thai kỳ. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng như tiền sản giật, gây nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi. Tiền sản giật có thể gây thiếu máu và oxy cho thai nhi, đồng thời có thể ảnh hưởng đến thận và não của bà mẹ. Thông thường, sau khi sinh, huyết áp của bà mẹ sẽ trở về mức bình thường.


    Cao huyết áp và thuốc
    Các loại thuốc cảm cúm, thuốc giảm đau có hoặc không chứa corticoid, thuốc giảm cân, thuốc ngừa thai, và một số loại thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng huyết áp. Nếu bạn bị cao huyết áp, tốt nhất là nên tư vấn với bác sĩ về những loại thuốc bạn đang dùng, vì nó có thể làm tăng huyết áp.

    Hội chứng áo choàng trắng
    Một số người bị tăng huyết áp khi gặp bác sĩ, có thể là vì họ lo lắng. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra không thường xuyên. Nghiên cứu gần đây cho thấy, những người này sẽ có nguy cơ cao huyết áp nhiều hơn. Để biết chính xác huyết áp của mình, bạn có thể đo huyết áp tại nhà, ghi lại và báo với bác sĩ khi đi khám. Thỉnh thoảng cần đem theo máy đo huyết áp của bạn để bác sĩ kiểm tra độ chính xác của máy và cách đo của bạn.

    Cao huyết áp và trẻ em
    Tuy cao huyết áp thường gặp ở người lớn tuổi nhưng trẻ em cũng có thể mắc phải. Cần chú ý là chỉ số huyết áp bình thường thay đổi tùy vào độ tuổi, chiều cao và giới tính. Do đó bác sĩ sẽ giải thích cho bạn nếu có nghi ngờ về vấn đề huyết áp ở trẻ. Trẻ thừa cân, có tiền sử gia đình bị cao huyết áp hoặc có nguồn gốc từ người Mỹ gốc Phi thì có nguy cơ bị cao huyết cao hơn.


    Biên dịch từ WebMD
    (Nhóm biên dịch y khoa - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin)

    Xem thêm những bài viết tham khảo:

    1. Huyết Áp Thấp Có Gây Nhồi Máu Cơ Tim Không?

    2. Giải Đáp Thắc Mắc Với Chủ Đề "Theo Dõi Và Điều Trị Tăng Huyết Áp"

    3. Tìm Hiểu Về Cao Huyết Áp

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo