Thoái hóa khớp gối là gì? Dấu hiệu nhận biết, phương pháp chuẩn đoán và điều trị bệnh

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự2 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI2 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin2
Đặt lịch hẹn khám

Thoái hóa khớp gối là gì? Dấu hiệu nhận biết, phương pháp chuẩn đoán và điều trị bệnh

    Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khó khan trong việc vận động, thậm chí là tàn tật ở người trung niên và những người lớn tuổi. Khớp gối phải chịu tác động của toàn bộ cơ thể, do vậy việc hiểu và có các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra do thoái hóa khớp gối.

    1. Thoái hóa khớp gối là gì?

    Thoái hóa khớp gối (hay còn gọi là thoái hóa sụn khớp gối), là quá trình mài mòn của lớp đệm tự nhiên giữa các khớp. Khi xảy ra tình trạng này, các xương trong khớp cọ xát chặt hơn nhau, gây ra đau, sưng, cứng, hạn chế khả năng di chuyển và đôi khi tạo ra các gai xương ở vùng đầu gối.

    Hình ảnh minh họa tình trạng thoái hóa khớp gối

    2. Triệu chứng thoái hóa khớp gối

    Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối sẽ tùy thuộc vào giai đoạn thoái hóa của khớp. Dưới đây là các triệu chứng nhận biết từng giai đoạn bệnh:

    2.1. Giai đoạn khởi phát

    Trong giai đoạn này, thoái hóa khớp gối chỉ mới bắt đầu, sụn có thể bị tổn thương nhẹ và khoảng cách giữa các xương chưa thu hẹp rõ ràng. Người bệnh thường có cảm giác đau ở phía trước và bên trong khớp gối, có thể nghe thấy tiếng lụp cụp hoặc lạo xạo khi gập hoặc duỗi chân. Tuy nhiên, cơn đau chỉ kéo dài ngắn và không rõ ràng, nên người bệnh thường không chú ý đến.

    2.2. Giai đoạn giữa

    Trong giai đoạn này, đau trong khớp tăng lên khi thực hiện các hoạt động vận động, đặc biệt là chuyển từ tư thế ngồi sang đứng, đi lại, lên xuống cầu thang. Cơn đau giảm đi khi nghỉ ngơi. Có thể xảy ra hiện tượng cứng khớp buổi sáng kéo dài trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn. Thông thường, người bệnh không đi khám ngay mà thường chỉ sử dụng thuốc giảm viêm và giảm đau.

    2.3. Gai đoạn tổn thương

    Giai đoạn này là giai đoạn nghiêm trọng nhất của thoái hóa khớp gối, khi khoảng cách giữa các xương ngày càng thu hẹp, gây vỡ sụn và dẫn đến va chạm giữa các xương. Người bệnh gặp khó khăn khi đứng lên hoặc ngồi xuống, và không thể đi lên cầu thang do khớp gối bị cứng và tổn thương nặng. Tiếng kêu cọt kẹt, rột roạt trong khớp trở nên rõ rệt.

    Triệu chứng thoái hóa khớp gối qua từng giai đoạn bệnh

    3. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

    Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối là do tuổi tác. Khi cơ thể chúng ta dần già đi, các cơ quan bị lão hóa, mất đi khả nnawg tự chữa lành nên hầu hết những người lớn tuổi đều bị thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác cũng góp phần ảnh hưởng đến khớp gối như:

    3.1. Cân nặng

    Người thừa cân, béo phì có tải trọng cơ thể lớn làm tăng áp lực đè nặng lên các khớp, đặc biệt là phần đầu gối. Do vậy, cân nặng cũng là một yếu tố ảnh hưởng và tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối.

    3.2. Di truyền

    Những di truyền từ người thân trong gia đình bào gồm có các đột biến di truyền (có khả năng bị viêm khớp ở phần đầu gối khi còn trẻ tuổi) hoặc hình dạng, cấu trúc bất thường của xương bao quanh khớp gối ( gây tình trạng thoái hóa sớm các sụn khớp)

    3.3. Giới tính

    Phụ nữ trên 55 tuổi có nhiều khả năng mắc chứng thoái hóa khớp gối hơn nam giới

    3.4. Chấn thương vùng gối lặp đi lặp lại

    Người thường xuyên vận động mạnh hoặc thực hiện các động tác gây áp lực lớn cho khớp như quỳ gối, nâng vật nặng, ngồi xổm,…. Sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp gối.

    3.5. Vận động viên thể thao

    Những vận động viên chơi các môn thể thao như bóng đá, quần vợt, điền kinh,… sẽ có nguy cơ cao làm khớp gối suy yếu. Những bộ môn này cũng hay gặp phải các chấn thương phần khớp gối trong lúc tập luyện do vậy rất dễ mắc chứng thoái hóa khớp.

    3.6. Một số bệnh cơ xương khớp khác

     Những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, một loại viêm khớp phổ biến, có nguy cơ cao hơn bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, các bệnh nhân mắc một số rối loạn chuyển hóa như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng cũng có nguy cơ cao mắc thoái hóa khớp.

    4. Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối

    Thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị sớm, để lâu có thể chuyển biến thành những biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:

    Biên chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối

    • Nguy cơ chấn thương đầu gối tăng: Bệnh nhân lớn tuổi bị thoái hóa khớp gối thường gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động vận động hàng ngày. Đau đớn kéo dài làm giảm khả năng vận động, thăng bằng và tăng nguy cơ tai nạn và chấn thương. Thống kê cho thấy, tỷ lệ ngã và gãy xương tăng cao hơn ở những người bị thoái hóa khớp so với người không bị.
    • Mất xương: Trong trường hợp thoái hóa khớp nghiêm trọng, sụn mất dần và nhanh chóng dẫn đến mất xương. Chết tế bào xương là một biến chứng nghiêm trọng trong thoái hóa khớp gối. Trong trường hợp này, người bệnh có thể cần phẫu thuật để loại bỏ các phần xương bị ảnh hưởng.
    • Mất ổn định khớp: Gãy gân hoặc dây chằng quanh khớp có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của khớp.
    • Tăng cơn đau: Dây thần kinh xung quanh xương và sụn bị nén ép, làm tăng cường cơn đau và có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, run, tê hoặc yếu chi.
    • Kèm theo các bệnh lý khác: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối thường có lối sống ít vận động. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.
    • Hình thành u nang sau đầu gối: U nang này thường được gọi là u nang Baker. Chúng tạo áp lực lên các mạch máu, gây giảm lưu lượng máu bình thường và gây sưng đau ở chân.
    • Tăng nguy cơ mắc bệnh gout: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nồng độ acid uric trong máu cao, dễ dẫn đến bệnh gout - một dạng viêm khớp khác.

    5. Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối

    Nhờ công những công nghệ hiện đại, chúng ta đã có thể chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa khớp gối thông qua:

    • Chẩn đoán hình ảnh X-quang và cộng hưởng từ MRI:
    • Phương pháp X-quang cung cấp thông tin chính xác về cấu trúc, hình dạng khớp và giai đoạn thoái hóa khớp.
    • Cộng hưởng từ MRI sử dụng sóng vô tuyến và từ trường mạnh để tạo hình ảnh chi tiết về sụn, gân, dịch hoạt và dây chằng.
    • Nội soi khớp gối:

    Phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp các tổn thương do thoái hóa sụn khớp thông qua hình ảnh trên màn hình máy tính, bao gồm dây chằng, túi dịch khớp và bề mặt sụn khớp. Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá mức độ thoái hóa của khớp gối và đề xuất phương án điều trị phù hợp.

    • Siêu âm khớp:

    Phương pháp siêu âm cung cấp hình ảnh để đánh giá tình trạng sụn khớp gối, bao gồm dịch khớp, tình trạng của màng dịch khớp và các mảnh vụn thoái hóa khớp.

    6. Phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối

    Thoái hóa khớp là một tiến trình tự nhiên và khó tránh khỏi. Tuy nhiên, có một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa diễn ra. Dưới đây là 10 biện pháp được các chuyên gia, bác sĩ gợi ý:

    Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối

    • Duy trì thể trạng cơ thể phù hợp: Giảm cân nếu cân nặng vượt chuẩn để giảm áp lực đè lên các khớp, đặc biệt là khớp lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân.
    • Tập luyện thể dục, thể thao vừa sức: Rèn luyện cơ thể ở mức độ phù hợp để tăng độ dẻo dai của cơ bắp, lưu thông máu huyết và cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp. Lưu ý chọn cường độ và độ khó phù hợp với tình trạng sức khỏe và bắt đầu từ những động tác nhẹ nhàng.
    • Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng: Đảm bảo cơ thể ở tư thế thẳng để giảm áp lực đè ép lên các khớp.
    • Sử dụng các khớp lớn khi mang vác nặng: Khi cần mang vác hoặc xách đồ nặng, hãy sử dụng khớp lớn như vai, khuỷu tay, gối và háng để giảm tổn thương cho các khớp nhỏ như cổ chân, cổ tay, bàn chân và bàn tay.
    • Chế độ dinh dưỡng: Cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết để tái tạo sụn khớp, tăng độ dẻo dai và sức bền. Hạn chế thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như thịt gia súc, gan và cá trích. Tránh thực phẩm làm tăng mỡ máu như bơ, thịt mỡ, xúc xích và dăm bông. Bổ sung thực phẩm chứa acid omega-3 và vitamin D, và tăng cường hoa quả và trái cây giàu men kháng viêm và vitamin C.
    • Hạn chế thời gian ngồi lâu: Đứng hoặc đi lại đều đặn để giữ cho các khớp linh hoạt và tránh tình trạng đè ép kéo dài lên khớp gối.
    • Tránh chấn thương và stress với khớp: Hạn chế hoạt động gây chấn thương cho khớp và tránh tác động mạnh hoặc lực kéo lớn lên khớp gối.
    • Điều chỉnh cách ngồi và đứng: Ngồi với tư thế đúng và sử dụng ghế hỗ trợ, đứng thẳng và tránh chế độ đứng lâu.
    • Sử dụng giày phù hợp: Chọn giày có đệm tốt và hỗ trợ khớp gối để giảm áp lực lên khớp khi di chuyển.
    • Kiểm tra định kỳ và điều trị các vấn đề liên quan đến khớp: Điều trị sớm các vấn đề liên quan đến khớp như viêm khớp để tránh ảnh hưởngđến sự thoái hóa khớp. Điều này bao gồm việc tham khảo bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ các phương pháp điều trị và quản lý được đề xuất.

    7. Điều trị thoái hóa khớp gối

    Dưới đây là một vài phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối mà bạn có thể tham khảo để cải thiện tình trạng bệnh:

    7.1. Điều trị không cần dùng thuốc

    • Giảm cân (nếu thừa cân): Việc giảm cân có thể giảm áp lực lên đầu gối do cơ thể nặng nề gây ra.
    • Tập luyện các bài tập chống thoái hóa khớp gối: Bác sĩ sẽ chỉ định các bài tập giúp tăng cường cơ bắp xung quanh đầu gối và bài tập linh hoạt để cải thiện sự di chuyển của khớp gối.
    • Vật lý trị liệu để giảm đau: Có hai loại phương pháp vật lý trị liệu là phương pháp thụ động và phương pháp chủ động. Trong phương pháp thụ động, bác sĩ sẽ thực hiện các liệu pháp, trong khi phương pháp chủ động yêu cầu người bệnh thực hiện tại nhà.
    • Điều chỉnh tư thế ngồi và đứng: Người bệnh nên tránh ngồi xổm, ngồi bó chân và hạn chế leo cầu thang để tránh tạo áp lực lên đầu gối.

    7.2. Điều trị bằng thuốc

    Tùy thuộc vào từng tình trạng thoái hóa khớp, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như:

    • Thuốc chống viêm giảm đau: Những loại thuốc này thường được dùng cho các trường hợp thoái hóa khớp gối ở mức nhẹ đến trung bình
    • Thuốc chống viêm không Steroid: Nếu thuốc giảm đau thì bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chống viêm không chưa steroid
    • Thuốc bôi ngoài da: Sử dụng một số laoji thuốc dạng gel bôi trực tiếp tại phần khớp gối 2-3 lần/ngày để giảm đau nhanh chóng
    • Thuốc tiêm: Một số loại thuốc dùng để tiêm trực tiếp vào khớp gối giúp giảm đau và bôi trơn
    • Đắp thuốc: Sử dụng các loại dược liệu tự nhiên như ngải cứu, lá lốt,… giã nhuyễn rồi đắp lên phần khớp gối bị thoái hóa.

     

     Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

    Tham khảo những bài viết liên quan: 

    1.10 Lời Khuyên Vàng Cho Những Ai Bị Viêm Xương Khớp

    2. Viêm Khớp Vảy Nến

    3. Viêm Khớp

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.com
    • Website: www.yersinclinic.com

     

    Zalo