Viêm Là Phản Ứng Có Hại?

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự4 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin4 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI4 PKĐKQT YERSIN một trong những đơn vị đầu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo (A.I) trong nội soi tiêu hóa4 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN4
Đặt lịch hẹn khám

Viêm Là Phản Ứng Có Hại?

    Ngọn lửa bên trong.

    Từ "Inflammation" (viêm) có nguồn gốc từ Latin có nghĩa là "Set afire" (nhóm lửa). Trong một số bệnh lý, như viêm khớp dạng thấp chẳng hạn, bạn có thể cảm thấy các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp như bệnh tim mạch, Alzheimer hay đái tháo đường biểu hiện viêm không rõ rệt. Nếu không làm xét nghiệm kiểm tra sẽ không phát hiện được tình trạng viêm.

    Trong một số bệnh lý, như viêm khớp dạng thấp chẳng hạn, bạn có thể cảm thấy các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp như bệnh tim mạch, Alzheimer hay đái tháo đường biểu hiện viêm không rõ rệt. Nếu không làm xét nghiệm kiểm tra sẽ không phát hiện được tình trạng viêm.

    Không phải luôn là biểu hiện xấu

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

    Thật vậy, viêm trong giai đoạn ngắn lại là biểu hiện tốt. Viêm là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch giúp lành vết thương cũng như chống lại sự nhiễm trùng. Hiện tượng viêm xảy ra và sẽ tự khỏi sau đó. Ngược lại, nếu cơ thể có triệu chứng viêm kéo dài thì đó lại là biểu hiện không tốt. Viêm mãn tính là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác.

    Có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim?

     

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

    Viêm động mạch thường phổ biến ở người có bệnh lý tim mạch. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ, khi mỡ đóng trên thành động mạch vành thì cơ thể tiết ra một chất hóa học gây phản ứng viêm để chống lại vì cơ thể nhận diện hiện tượng trên như một chấn thương trên tim. Điều này sẽ làm kích thích cục máu đông là nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

    Có liên quan đến đái tháo đường?

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

     

    Viêm và đái tháo đường type 2 có liên quan với nhau tuy các bác sĩ cũng chưa xác định viêm có phải là nguyên nhân hay không. Vài chuyên gia cho rằng béo phì sẽ khởi phát quá trình viêm, gây khó khăn hơn cho cơ thể trong việc sử dụng insulin. Đó là lý do vì sao giảm cân nặng thừa là bước quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

     

    Liên quan đến bệnh Alzheimer

     

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

     

    Viêm não mãn tính thường được phát hiện ở những người bị bệnh đãng trí. Các nhà khoa học cũng chưa xác định chính xác sự liên quan này, tuy nhiên viêm có thể đóng vai trò chủ chốt trong bệnh lý nói trên. Các chuyên gia cũng đang nghiên cứu, liệu thuốc kháng viêm có hỗ trợ điều trị Alzheimer. Đến thời điểm này, các kết quả còn khá lẫn lộn.

     

    Ảnh hưởng đường tiêu hóa

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

     

    Viêm mãn tính có liên quan đến viêm loét đại tràngbệnh Crohn, gọi chung là các bệnh lý viêm ruột đặc hiệu. Hiện tượng viêm xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các vi khuẩn có lợi trong đường ruột gây viêm tái phát nhiều lần. Người bệnh có thể có triệu chứng đau, co thắt hoặc tiêu chảy.

     

    Viêm khớp dạng thấp

     

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

     

    Nhiều người cho rằng, viêm khớp chỉ là bệnh lý xương - khớp với tổn thương mô sụn nâng đỡ, đặc biệt ở người có tuổi. Viêm khớp dạng thấp là trường hợp khác biệt. Trong viêm khớp do hệ miễn dịch tấn công các khớp của cơ thể gây viêm, tổn thương xảy ra ở khớp và thậm chí tổn thương cả tim. Triệu chứng nhận diện là sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp.

     

    Có liên quan đến bệnh đau sợi cơ?

     

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

     

    Đau sợi - cơ là nguyên nhân gây đau, nhạy cảm và mệt mỏi nhưng không phải do viêm. Không giống như viêm khớp dạng thấp, trong đau sợi - cơ các khớp không bị viêm. Người bị đau cơ, cơ thể có thể bị viêm từ các bệnh lý khác, tuy nhiên không gây viêm ở các cơ.

     

     

    Khi viêm diễn tiến nhanh

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

     

    Thỉnh thoảng viêm tấn công bất chợt khi cơ thể đang chống lại nhiễm trùng. Có thể là viêm mô tế bào, nhiễm trùng da hoặc viêm ruột thừa. Lúc này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm và hiệu quả.

     

    Dinh dưỡng

     

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

    Dinh dưỡng có ảnh hưởng đến mức độ viêm. Nên ăn nhiều trái cây, rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu giàu protein, cá nhiều acid béo omega-3, các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu olive, yogurt ít đường. Hạn chế chất béo bão hòa có trong thịt, sản phẩm từ sữa dạng chất béo nguyên, thực phẩm chế biến sẵn.

     

    Sống năng động.

     

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

    Ngay cả khi bị viêm khớp, tập thể dục vẫn có lợi cho sức khỏe. Nếu tập thể dục trở thành thói quen hàng ngày sẽ mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe của bạn. Ở một phương diện khác, tập thể dục giúp giữ cân nặng phù hợp, là cách tốt để kiểm soát sự viêm nhiễm. Hãy tư vấn với bác sĩ để lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp nhất.

     

    Giấc ngủ

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

     

    Thật vậy, bạn cần được nghỉ ngơi. Nghiên cứu cho thấy, khi những người sức khỏe tốt thiếu ngủ thì khả năng họ bị viêm cao hơn. Thực sự cũng chưa có kết luận rõ ràng, tuy nhiên thiếu ngủ có liên quan đến sự trao đổi chất. Lại thêm một lý do giúp bạn ưu tiên giấc ngủ hơn.

     

     

    Hút thuốc viêm nặng hơn

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

     

    Hút thuốc chắc chắn làm viêm nặng hơn. Nhiều người biết tác hại của thuốc nhưng bỏ thuốc thật sự không dễ dàng, tuy nhiên hãy tiếp tục cố gắng. Nên đến gặp bác sĩ trao đổi để có động lực bỏ thuốc.

     

     

    Thần kỳ trong gia vị

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

     

    Củ gừng cũng như một số gia vị khác như cây quế, tiêu đen, củ nghệ... chứa chất kháng viêm tốt. Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng kháng viêm khác nhau của các gia vị này. Chúng an toàn trong nêm nếm thức ăn. Nếu bạn muốn dùng dạng thuốc bổ sung thì nên tư vấn với bác sĩ trước. Vì bác sĩ cần kiểm tra liệu nó có ảnh hưởng đến các thuốc đang dùng hay bệnh lý hiện có.

     

     

    Thuốc kháng viêm không steroid

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

     

    Thuốc có tác dụng kháng viêm giảm đau. Có vài loại nằm trong danh mục cần kê toa. Một số khác như, ibuprofen hoặc naproxen thì không cần toa. Tác dụng tương đối hiệu quả, tuy nhiên nếu dùng thuốc thường xuyên cần tư vấn với bác sĩ. Vì thuốc có khả năng gây loét hoặc xuất huyết dạ dày. Bên cạnh đó, thuốc có thể tạo điều kiện gây huyết khối, dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

    Thuốc bổ sung

    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

    Omega-3 trong cá có thể giúp giảm viêm. Dầu cá cũng giảm viêm tốt. Người có nồng độ Vitamin D thấp cũng dễ bị viêm hơn. Tuy nhiên cũng chưa có bằng chứng cho thấy, liệu bổ sung vitamin D có giúp cải thiện tình trạng viêm. Tốt hơn hết là nên đến gặp bác sĩ trước.

    Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    Nguồn WebMD

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Viêm Khớp

    2. Viêm Khớp Vảy Nến

    3. 10 Lời Khuyên Vàng Cho Những Ai Bị Viêm Xương Khớp

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551

    • Email: info@yersinclinic.vn

    • Website: www.yersinclinic.com

    Zalo