Aspirin

GÓI KHÁM KIỂM TRA TIM MẠCH TỔNG QUÁT6 GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ VÀ PHỤ KHOA6 Siêu Âm Fibroscan - Phương Pháp Không Xâm Lấn, Đánh Giá Toàn Diện Sức Khỏe Của Gan6 KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO DOANH NGHIỆP TẠI PKĐKQT YERSIN6 Bảo Lãnh Viện Phí Tại PKĐKQT YERSIN6 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN6 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN - BIỂU TƯỢNG CỦA NỤ CƯỜI6
Đặt lịch hẹn khám

Aspirin

    Tên thuốc “Aspirin” chính thức ra đời từ năm 1899. Mặc dù là thuốc gần như bị xét nét nhiều nhất, Aspirin vẫn được xem là một trong những thuốc đơn giản nhưng hiệu nghiệm nhất trong suốt 100 năm qua. Và Aspirin cũng là thuốc được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới.

    Aspirin không những có 3 tác dụng chính là hạ sốt, kháng viêm, giảm đau mà còn có tác dụng phòng chứng đột quỵ, phòng cơn đau tim, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra còn có một số tác dụng khác đang được tranh cãi: Aspirin có tác dụng phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể, giảm nguy cơ mất trí nhớ và một số bệnh ung thư đường ruột, ung thư thực quản, ung thư tụy, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến. Và theo các nha phẫu thuật thì nhờ tác dụng chống viêm nhiễm mà Aspirin còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ của các cơ quan cấy ghép.


    “Bạn thân” của bệnh nhân tim mạch


    Một đặc tính quan trọng của Aspirin mà các nhà tim mạch học thường đề cập đó là tác dụng chống kết tập tiểu cầu – làm cho các tiểu cầu trôi theo bầy trong dòng máu nhưng vẫn không tụ hợp lại, không dính lại nên không gây ra những cục huyết khối làm tắc mạch máu, nhất là tắc động mạch vành tim gây ra cơn đau tim – nhồi máu cơ tim. Vì vậy Aspirin được xem là thuốc ngừa huyết khối, rất hữu hiệu cho bệnh nhân tim mạch.

     

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)


    Tuy nhiên, cần lưu ý không phải Aspirin lúc nào cũng tốt cho tim mạch. Cơ chế chống kết tập tiểu cầu của Aspirin là ngăn chặn việc hình thành Thromboxane A2. Do vậy, trên những người kháng thuốc thì Aspirin không đủ ngăn chặn sự hình thành Thomboxane.


    Cẩn trọng khi dùng


    Bản chất Aspirin là acid acetyl salicylic, khi tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày có thể gây hại niêm mạc dạ dày. Tác dụng phụ của Aspirin bao gồm khó tiêu, đau bụng thượng vị, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa vì vậy cần lưu ý uống thuốc khi no. Theo dõi trên 66.000 người bệnh dùng Aspirin liều thấp, các nhà nghiên cứu đại học Oxford (Anh) đưa ra con số khoảng 1% bệnh nhân uống Aspirin trong thời gian 28 tháng bị chảy máu dạ dày.

     

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)


    Vì Aspirin có tác dụng chống kết tập tiểu cầu nên chống chỉ định Aspirin trong các bệnh gây xuất huyết hay sốt xuất huyết, hoặc các phụ nữ có thai vào 3 tháng cuối vì nguy cơ băng huyết sau sinh.


    Aspirin cũng như một số thuốc kháng viêm non-Corticoid có thể gây co thắt phế quản và làm khỏi phát các cơn hen nặng trong 4-28% trường hợp hen ở người lớn. Vì vậy, người bị hen suyễn cần cẩn thận. Với những ai đã được khẳng định có nhạy cảm với Aspirin hay thuốc kháng viêm, giảm đau không corticoid thì cần tránh tiếp xúc với thuốc này, cũng như thuốc kháng viêm ức chế cox-1. Nếu cần dùng thuốc kháng viêm ứu chế chọn lọc cox-2.


    Dùng Aspirin liều thấp kéo dào trong một số trường hợp làm tăng nguy cơ bị bệnh Gút.


    Những lời đồn đoán


    Một số thông tin cho rằng uống Aspirin giúp ngừa ung thư đại trực tràng, thậm chí một số báo chí còn đưa tin các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ngừa ung thư đại trực tràng là 30-60%. Tuy nhiên, cho đến nay, y học vẫn chưa có một hướng dẫn chính thức nào về việc dùng Aspirin ngừa ung thư đại trực tràng cũng như một số ung thư khác.


    Với Aspirin pH8, một số người tiêu dùng cho rằng do cùng độ pH với dạ dày nên loại thuốc này không ảnh hưởng lên dạ dày. Thực tế thì Aspirin pH8 có dạng trình bày là viên được bao xung quanh bởi bao tan trong ruột nên có thể uống lúc bụng trống. Tuy nhiên, cần lưu ý Aspirin pH8 hàm lượng 500 mg dùng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm chứ không phù hợp cho bệnh lý tim mạch (cơn đau thắt ngực, phòng ngừa đột quỵ,..) – liều dùng trong tim mạch thường chỉ 81mg/ ngày. Đừng vì muốn dùng cho bệnh nhân tim mạch mà bẻ viên Aspirin pH8 để có liều 81 mg/ngày. Cần lưu ý khi bẻ nhỏ thuốc như vậy, bao tan ở ruột bọc bên ngoài sẽ bị hỏng hoàn toàn.


    Khoa học, y học tiến bộ mỗi ngày. Đã qua rồi cái thời dùng Aspirin để chữa bách bệnh. Chúng ta đã có trong tay nhiều thuốc hạ sốt, kháng viêm, giảm đau an toàn và hiệu quả hơn.


    Với cách nhìn của các nhà tim mạch học thì hoàn toàn không nên tự ý uống Aspirin để bổ tim, khỏe tim. Nếu có bệnh lý tim mạch hoặc nghi ngờ có bệnh lý tim mạch thì ban nên đi gặp bác sĩ đế được lời khuyên tốt nhất. Ngay cả người đã bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, có chỉ định dùng Aspirin lâu dài nhiều năm vẫn cần có sự theo dõi của bác sĩ.


    Tác dụng tốt của thuốc Aspirin

     

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)


    -    Hạ sốt, kháng viêm, giảm đau
    -    Trong bệnh tăng huyết áp: Phòng ngừa tai biến mạch máu não, giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ (stroke) và các cơn thiếu máu não cục bộ hay còn gọi là cơn thoáng thiếu máu não (TIA: Transient Ischemic Atrack) đo huyết khối.

    -    Trong bệnh động mạch vành:

    • Ngăn ngừa tạo huyết khối gây nghẽn động mạch vành trên bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ.
    • Chống nhồi máu cơ tim tái phát.
    • Ngăn ngừa tái hẹp sau khi đặt stent động mạch vành.

    -    Trong phẫu thuật tim: Phòng ngừa tai biến huyết khối gây tắc mạch trong phẫu thuật van tim nhân tạo, phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành.


    Bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Viêm Khớp

    2. Viêm Khớp Vảy Nến

    3. 10 Lời Khuyên Vàng Cho Những Ai Bị Viêm Xương Khớp

    4. Giảm Đau Lưng

    5. Paracetamol Giảm Đau - Dùng Sao Cho Đúng?

    ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

    KhamOnline


    YERSIN INTERNATIONAL CLINIC

    Số 10 Trương Định, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số GPHĐ: 00001/SYT-GPHĐ cấp ngày 24/08/2012

    Người chịu trách nhiệm chuyên môn: Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam

    Thời gian hoạt động: Từ thứ 2 đến thứ 7 ( 7:30 - 12:00, 13:00 - 17:00 )
    Tel: 028.39336688 Hotline: 0933 6688 27

     

    Zalo