Paracetamol Giảm Đau - Dùng Sao Cho Đúng ?

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự4 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin4 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI4 PKĐKQT YERSIN một trong những đơn vị đầu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo (A.I) trong nội soi tiêu hóa4 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN4
Đặt lịch hẹn khám

Paracetamol Giảm Đau - Dùng Sao Cho Đúng ?

Hầu hết các trường hợp ngộ độc Paracetamol xảy ra do: Uống nhiều loại thuốc cùng chứa Acetaminophen mà không biết. Trường hợp này hay gặp ở trẻ khi bác sĩ cho thuốc có paracetamol với tên biệt dược khác mà cha mẹ bé không nhận ra.

    Thưa Bác sĩ, mẹ em năm nay 66 tuổi, tiền sử Rối loạn tiền đình.

    Những lúc thời tiết thay đổi mẹ hay bị nhức đầu (nhức nửa đầu hoặc cả hai bên), những lúc như thế là mua thuốc có chứa Paracetamol (panadol..) về uống, thường uống lúc bụng đói vì buồn nôn không ăn được gì, hơn nữa vì đau dữ dội nên một ngày cứ 3-4 tiếng lại uống 1 viên 500ng. Em rất lo lắng không biết tình trạng dùng thuốc như thế này kéo dài thì ảnh hưởng thế nào đến dạ dày và gan?

    Liệu có biện pháp nào trị nhức đầu mà không cần dùng đến Paracetamol mà vẫn hiệu quả hay không? Nếu trong trường hợp bắt buộc phải dùng thì em có thể mua thực phẩm chức năng bảo vệ + giải độc gan (vd như Boganic,..) cho mẹ uống kết hợp với thuốc điều trị được không?

    Cuối cùng, nhờ bác sĩ tư vấn giúp em những thực phẩm tốt cho gan và chế độ sinh hoạt hợp lý?

    Chân thành cảm ơn bác sĩ

    TRẢ LỜI:

    Chào em,

    Vấn đề rối loạn tiền đình cần được điều trị và theo dõi ở bác sĩ chuyên khoa, có thể là nội thần kinh hay tai mũi họng. Chúng tôi chỉ có góp ý về việc sử dụng Paracetamol của mẹ em.

    Paracetamol (Acetaminophen,Tylenol, Panadol v.v...) là một loại thuốc giảm đau không kê toa được dùng phổ biến trên toàn thế giới. Đồng thời, cũng là thuốc gây ngộ độc thường gặp nhất ở nhiều nước, đặc biệt ở trẻ em. Thuốc được ưa dùng vì không cần kê toa, có tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ.

     

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

    Thông tin của nhà sản xuất, cũng như các bác sĩ thường xuyên khuyến cáo: Đây là thuốc giảm đau đơn thuần, chỉ dùng điều trị triệu chứng tạm thời trong thời gian ngắn, thường là không quá 10 ngày. Nói cách khác, Paracetamol KHÔNG PHẢI là thuốc điều trị chứng nhức đầu, cũng KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ chứng rối loạn tiền đình. Do đó, thuốc không được dùng để uống mỗi ngày, 3-4 tiếng 1 viên như mẹ em dùng.

    Hầu hết các trường hợp ngộ độc Paracetamol xảy ra do:

    • Uống nhiều loại thuốc cùng chứa Acetaminophen mà không biết. Trường hợp này hay gặp ở trẻ khi bác sĩ cho thuốc có paracetamol với tên biệt dược khác mà cha mẹ bé không nhận ra.
    • Uống quá liều, ở người lớn thường là trên 4000 mg mỗi ngày.
    • Có thể chưa uống quá liều trong ngày nhưng uống quá gần nhau. Thuốc thường được khuyên dùng mỗi 4-6 giờ.

    Trường hợp của mẹ em, ngay cả khi  tổng liều mỗi ngày không quá cao, nhưng do uống thuốc quá gần nhau (mỗi 3 giờ) là đã có nguy cơ ngộ độc rồi. Có thể một lúc nào đó sẽ bùng phát cơn suy gan cấp do thuốc.

    Tóm lại, nếu bị nhức đầu thì cần khám và điều trị nguyên nhân. Paracetamol không phải là giải pháp cho chứng nhức đầu.

    Việc uống Paracetamol thường xuyên, sau đó kèm theo thuốc "bổ gan" như em suy nghĩ là không thực tế và không nên thực hiện. Riêng về thức ăn bổ gan, một chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng các chất sẽ giữ cho gan hoạt động khỏe mạnh. Bữa ăn giàu chất "xanh" (rau xanh, trái cây xanh, trà xanh...) và nghèo chất " mỡ" sẽ làm nhẹ gánh nặng mỗi ngày cho gan. Một số củ quả như tỏi, nghệ, dầu oliu cũng được cho là giúp gan hoạt động tốt. Tuy nhiên, xét cho cùng, để bảo vệ gan thì giải pháp đúng đắn nhất không phải là "ăn gì bổ cho gan" mà là lập tức ngưng ngay những "chất phá hoại gan", có thể kể như nhiều loại thuốc (paracetamol là một), rượu, các loại hóa chất, các chất độc v.v...

    Chúc mẹ em mau chóng điều trị hết bệnh.

    Thân chào,

    Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

     

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Viêm Khớp

    2. Viêm Khớp Vảy Nến

    3. 10 Lời Khuyên Vàng Cho Những Ai Bị Viêm Xương Khớp

    4. Giảm Đau Lưng

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo