Giải đáp thắc mắc về bệnh tiểu đường type 2

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự4 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin4 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI4 PKĐKQT YERSIN một trong những đơn vị đầu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo (A.I) trong nội soi tiêu hóa4 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN4
Đặt lịch hẹn khám

Giải đáp thắc mắc về bệnh tiểu đường type 2

Là một người bệnh tiểu đường, bạn cần: * Tìm hiểu về bệnh và các biến chứng có thể gặp, cũng như các cách thức phòng ngừa chúng.

    Câu hỏi:

    Chào mọi người. Tôi làm văn phòng, năm nay 40 tuổi và có 2 cháu. Trước khi có cháu thứ 2 sức khỏe tôi rất tốt nhưng trong thời gian mang cháu thứ 2 tôi có mắc tiểu đường type 2 và sinh cháu xong thì hết bệnh. Cách đây 1 thời gian tôi thấy trong mình có những triệu chứng của bệnh tiểu đường như rất hay khát nước, đi tiểu nhiều và mệt mỏi, giảm cân dù tôi vẫn ăn uống như trước.

    Tuần trước tôi có đi xét nghiệm tại bệnh viện thì bác sỹ kết luận tôi bị tiểu đường type 2. Tôi đang băn khoăn về phương pháp điều trị. Mọi người có thể chia sẻ cho tôi cách điều trị hiệu quả bệnh này được không? Tôi xin cảm ơn!

    Trả lời:

    Chào bạn,
    Trong khuôn khổ diễn đàn, chúng tôi không thể thay thế vai trò tư vấn của bác sĩ điều trị. Bạn nên chọn một bác sĩ nội khoa hoặc nội tiết đáng tin cậy để nhờ theo dõi điều trị cho mình. Nên nhớ, việc điều trị bệnh tiểu đường là một việc lâu dài, có thể nói là suốt đời nên việc theo dõi ở đâu và việc phối hợp điều trị với bác sĩ là rất quan trọng. Bạn không nên hy vọng là đi khám bác sĩ một lần là xong hoặc chỉ cần xin một toa thuốc để uống mãi mãi là được. Hiện tại, chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên tổng quát giúp bạn hình dung được con đường mình sẽ đi.

    1. Điều trị bệnh tiểu đường như thế nào ?
    Điều trị bệnh tiểu đường cần kết hợp 3 yếu tố: Chế độ ăn, vận động thể chất và dùng thuốc. Đối với các trường hợp nhẹ và đường máu tăng ở mức trung gian, có thể khoan dùng thuốc mà chỉ cần áp dụng chế độ ăn và tập luyện là đủ. Về chi tiết ăn uống và tập luyện ra sao, bạn cần có hướng dẫn từ bác sĩ điều trị vì nó còn liên quan đến các thông tin khác về tình trạng mỡ máu, chức năng thận, chức năng tim, huyết áp v.v.. Trong đa số trường hợp, bệnh nhân thường được yêu cầu hạn chế ăn ngọt, tăng cường chất xơ-rau cải-hoa quả, tăng chất béo nguồn thực vật để cung cấp năng lượng và điều chỉnh hàm lượng protein theo chức năng thận. Hạn chế muối nếu có cao huyết áp.

    2. Mục đích điều trị là gì ?

    Việc điều trị nhằm 3 mục tiêu:
    - Ổn định đường huyết và điều chỉnh các rối loạn mỡ máu nếu có.
    Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các thông số thường được theop dõi và điều chỉnh như sau: 

    - Duy trì cân nặng phù hợp, dựa theo BMI.
    - Phòng ngừa và điều trị các biến chứng.

    Các biến chứng thường gặp trong tiểu đường là tim mạch, thận, mắt và thần kinh. Các biến chứng này có thể phối hợp với nhau để gây nhiều hậu quả nghiêm trọng , thường nhất là suy thận, nhiễm khuẩn và thiếu máu cơ tim/ ngoại vi.

    3. Những việc bạn cần làm ?

    Là một người bệnh tiểu đường, bạn cần:
    * Tìm hiểu về bệnh và các biến chứng có thể gặp, cũng như các cách thức phòng ngừa chúng.
    * Biết cách tự theo dõi bản thân, bao gồm theo dõi cân nặng-huyết áp và đường huyết. Ngày nay, các loại máy huyết áp điện tử tự động và các máy đo đường huyết cá nhân khá phổ biến và rất dễ sử dụng. Chi phí cũng rất thấp. Bạn có thể lập nên sổ theo dõi cá nhân để ghi lại kết quả mỗi ngày. Đây là một sự giúp đỡ thiết thực cho bác sĩ điều trị.
    * Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ điều trị về chế độ ăn và chế độ tập luyện.
    * Dùng thuốc đầy đủ theo đúng y lệnh của bác sĩ

    Bệnh tiểu đường và chứng bệnh béo phì đang trở thành đại dịch của nhân loại nhưng nếu tìm hiểu đầy đủ và phối hợp tốt với bác sĩ, bạn có thể có một cuộc sống khỏe mạnh và không phiền muộn.

     

    Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

    (Trích phần giải đáp thắc mắc trên https://yersinclinic.com/ )

     

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Đối Tượng Dễ Mắc Tiểu Đường & Nguy Cơ Theo Từng Độ Tuổi

    2. Bệnh Tiểu Đường Có Di Truyền Không?

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo