Đối tượng dễ mắc tiểu đường & nguy cơ theo từng độ tuổi

Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 - PKĐKQT YERSIN3 GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ GAN3 MỪNG XUÂN ẤT TỴ 20253 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN3
Đặt lịch hẹn khám

Đối tượng dễ mắc tiểu đường & nguy cơ theo từng độ tuổi

    Các đối tượng dễ mắc tiểu đường

    - Thường ăn thức ăn có nhiều calo: khi lượng calo trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt hàm lượng insulin. Insulin là thành phần quan trọng để phá vỡ lượng đường trong máu, nếu hàm lượng insulin không đủ thì lượng đường trong máu của cơ thể sẽ tăng theo và đưa đến khả năng mắc tiểu đường.

    - Không tập thể dục: sau một ngày dài làm việc, nhiều người nằm nghỉ ngơi sau khi ăn nó, chất béo trong cơ thể tích tụ nhiều, đồng thời, lượng đường trong máu không được sử dụng hiệu quả, về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

    - Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có tính di truyền nhất định. Nhiều số liệu nghiên cứu cho thấy, bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường thì xác suất con cũng mắc bệnh cao gấp 3 lần so với người bình thường. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì xác suất con mắc bệnh cao gấp 6 lần so với bình thường.

    - Thừa cân, béo phì: Béo phì chủ yếu ảnh hưởng đến độ nhạy insulin của cơ thể, cơ thể sẽ tăng khối lượng công việc làm ảnh hưởng đến hàm lượng insulin. Đặc biệt, những người béo bụng dễ mắc bệnh tiểu đường hơn, bởi tình trạng béo bụng ảnh hưởng lớn đến các cơ quan nội tạng.

    - Bệnh nhân tăng huyết áp và tăng lipid máu: Bệnh nhân huyết áp cao và liqid máu cao có nguy cơ mắc tiểu đường cao vì làm cơ thể xuất hiện tình trạng kháng insulin.

    - Người trung niên và người già: ở độ tuổi già và trung niên có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn do sức khỏe không tốt, mọi chức năng trong cơ thể đã bị lão hóa, trong đó có cả thụ thể insulin nên khả năng mắc bệnh tiểu đường cũng sẽ cao hơn.

    - Hút thuốc: người hút thuốc là cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do thuốc có thể khiến cơ thể kháng insulin và dung nạp glucose bất thường.

    Tuổi nào có nguy cơ cao khởi phát tiểu đường 

    Bệnh tiểu đường type 1 thường phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh tiểu đường type 2 phổ biến hơn ở người lớn vì bệnh phát triển theo thời gian do tăng kháng insulin hoặc mức đường huyết không được kiểm soát. Tuy nhiên, gần đây, một số nghiên cứu ghi nhận sự gia tăng bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em và thanh thiếu niên.

    Trẻ em và thanh thiếu niên: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 ở nhóm tuổi này phụ thuộc vào các yếu tố như tiền sử gia đình mắc tiểu đường type 1, mắc bệnh nhiễm trùng và các bệnh tự miễn dịch khác, sức khỏe bà mẹ, chế độ dinh dưỡng... Các yếu tố dẫn đến trẻ mắc tiểu đường type 2 như thừa cân hoặc béo phì, mẹ bị tiểu đường thai kỳ, có các các yếu tố khác làm tăng kháng insulin.

    Thanh niên: Người từ 18-35 tuổi có tỷ lệ chẩn đoán bệnh tiểu đường thấp và thường là tiểu đường type 2. Bệnh khởi phát ở nhóm tuổi này phụ thuộc vào lối sống nhiều hơn. Cụ thể do chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động, thừa cân, béo phì, tiền sử gia đình...

    Trung niên: Nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường type 2 tăng lên từ 35-45 tuổi. Bệnh này phổ biến nhất ở độ tuổi từ 45-64. Theo báo cáo quốc gia của Mỹ, 42% người từ 31-60 tuổi được chẩn đoán mắc tiểu đường type 1 và 58% được chẩn đoán mắc tiểu đường type 2. Ở nhóm tuổi này, thói quen ăn uống và sinh hoạt trong nhiều năm tác động đến khả năng điều chỉnh đường huyết kém, dẫn đến mắc bệnh. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gồm thừa cân, huyết áp cao, cholesterol cao, lối sống ít vận động, tiền sử gia đình...

    Người cao tuổi: Hầu hết trường hợp mắc bệnh ở nhóm tuổi này là tiểu đường type 2, do cơ thể không sản xuất đủ hoặc sử dụng insulin không hiệu quả. Nguy cơ ở người lớn tuổi là do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và lối sống. Cụ thể yếu tố cụ thể như béo phì, hạn chế vận động, mắc bệnh tự miễn dịch khác, tiền sử gia đình mắc tiểu đường và tiểu đường thai kỳ, tác động của một số loại thuốc... Bậc cao niên bị tiểu đường type 1 thường có tuổi thọ ngắn hơn và giai đoạn sau có nhiều biến chứng.

     

    >>> THAM KHẢO CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    1.  Giải Đáp Thắc Mắc Về Bệnh Tiểu Đường Type 2

    2.  Bệnh Tiểu Đường Có Di Truyền Không?

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.com
    • Website: www.yersinclinic.com

     

    Zalo