Những dấu hiệu suy tim mà chúng ta thường bỏ qua

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự2 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI2 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin2
Đặt lịch hẹn khám

Những dấu hiệu suy tim mà chúng ta thường bỏ qua

    Suy tim là một trong những bệnh lý nguy hiểm, xuất hiện một cách âm thâm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ngày càng tăng, cứ 4 người lớn ở Việt Nam sẽ có khoảng 1-2 người có nguy cơ mắc bệnh tim. Mỗi người trong chúng ta cần năm được những dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh để có các phòng ngừa kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh suy tim và những dấu hiệu nguy hiểm mà chúng ta thường hay bỏ qua.

    Suy tim là gì?

    Suy tim là một tình trạng tim bị suy yếu do tổn thương hoặc rối loạn chức năng, dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận hoặc đẩy máu ra khỏi tim.  Đối với người bệnh suy tim, hệ thống tim mạch không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào trong cơ thể, dẫn đến mệt mỏi, ho và khó thở. Các hoạt động hàng ngày như đi bộ, đi lên cầu thang hoặc mang đồ trở nên khó khăn hơn. Khi bệnh nhân hoạt động gắng sức có thể gặp phải tình trạng tích tụ chất lỏng dẫn đến phù phổi và phù ngoại vi.

    Hình ảnh minh họa suy tim

    Hình ảnh minh họa suy tim

    Nguyên nhân dẫn đến suy tim

    Suy tim có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:

    • Bệnh mạch vành: Các vết rạn nứt hay tắc nghẽn bên trong mạch vành có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho tim, dẫn đến tình trạng suy tim
    • Tăng huyết áp: Huyết áp tăng cao có thể gây áp lực và căng tẳng cho tim, làm giảm khả năng bơm máu gây ra suy tim
    • Các bệnh lý đường tiêu hóa: Những bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường, bệnh thận có thể là nguyên nhân làm tăng áp lực cho tim dẫn đến suy tim.
    • Viêm màng cơ tim: Viêm màng cơ tim do tình trạng viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng gây ra và có thể gây hạn chế khả năng hoạt động của tim.
    • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim đột ngột tăng nhanh hoặc chậm có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của trái tim
    • Tăng áp lực trong tim: Áp lực trong các buồng tim tăng lên dẫn đến mất bù trong suy tim, lượng máu bơm ra không đủ cung cấp cho toàn bộ cơ thể.
    • Tim suy yếu: Tim yếu dần theo thời gian do quá trình lão hóa của cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra suy tim nặng
    • Bệnh tăng áp phổi: Bệnh lý tăng áp phổi có thể là nguyên nhân khiên tim phải làm việc nhanh hơn để đưa máu đến phổi làm tăng khả năng suy tim
    • Tác động của các chất độc hại: Làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại như thuốc lá, bụi mịn,.. có thể gây hại cho tim và làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra suy tim

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra suy tim

    Phân loại suy tim

    Suy tim được phân loại theo nhiều cách khác nhau trong lâm sàng, giúp các bác sĩ xác định phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

    • Suy tim trái: Bệnh nhân suy tim trái thường có các triệu chứng của sung huyết phổi như mệt mỏi, khó thở tăng lên khi gắng sức hoặc nằm ngửa, ho khan, ho có đàm...
    • Suy tim phải: Bệnh nhân suy tim phải thường có triệu chứng ứ máu ở ngoại biên như phù ở chân, tăng kích thước gan, bụng phình lên, tĩnh mạch cổ bị nổi lên...
    • Suy tim toàn bộ: Bệnh nhân có triệu chứng của cả hai loại suy tim được đề cập trên.
    • Suy tim cấp: Suy tim cấp gây ra khó thở nặng, phù phổi nặng hoặc sốc tim. Triệu chứng diễn ra một cách nhanh chóng, và bệnh nhân cần nhập viện cấp cứu để được điều trị kịp thời. Trễ trong việc điều trị có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
    • Suy tim mạn: Triệu chứng suy tim mạn xuất hiện từ từ hoặc bệnh nhân có tiền sử suy tim cấp, và hiện tại tình trạng suy tim đã được cải thiện và ổn định.
    • Suy tim tâm thu (hoặc suy tim phân suất tống máu giảm): Chức năng co bóp của tim, tức là phân suất tống máu, được đánh giá thông qua siêu âm hoặc thông tim. Phân suất tống máu bình thường là trên 55%. Khi chức năng co bóp của tim giảm, phân suất tống máu xuống dưới hoặc bằng 40%, được xem là suy tim phân suất tống máu giảm.
    • Suy tim tâm trương (hoặc suy tim phân suất tống máu bảo tồn): Ngoài chức năng co bóp và đẩy máu, tim còn có chức năng hút máu từ tĩnh mạch về tim. Khi tim không dãn nở đủ để chứa máu trong thời kỳ tâm trương, có thể do cơ tim dày hoặc cứng, dẫn đến rối loạn chức năng tâm trương. Người bệnh có các triệu chứng điển hình của suy tim (mệt mỏi, khó thở, phù ở chân), phân suất tống máu bảo tồn trên 50%, tâm thất trái dày, và có dấu hiệu rối loạn chức năng tâm trương kèm theo tăng hàm lượng chỉ điểm suy tim trong máu (BNP hoặc NT-ProBNP), được chẩn đoán là suy tim tâm trương.

    Suy tim được phân loại theo lâm sàng

    Suy tim được phân loại theo lâm sàng

    Những dấu hiệu suy tim thường bị bỏ qua

    Khó thở

    Khó thở là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của suy tim. Khi trái tim hoạt động không ổn định, người bệnh có thể cảm thấy khó thở hơn. Tình trạng này có thể xảy ra vào ban đêm khi đang ngủ và còn tùy thuộc vào loại suy tim mà người bệnh đang mắc phải cũng như giai đoạn phát bệnh.

    Mệt mỏi, mất tập trung, khó vận động

    Khi trái tim không bơm đủ máu có oxy đến các bộ phận của cớ thể, người bệnh sẽ thường cảm thấy rất mệt mỏi và uể oải. Suy tim làm giảm lượng máu đến não dẫn đến tình trạng mất tập trung và việc vận động cũng trở nên khó khăn hơn.

    Sưng chân, phình bụng

    Suy tim còn có thể gây ra một số bệnh lý có biểu hiện sưng tấy ở một số bộ phận khác nhau trên cơ thể. Khi lượng máu được cung cấp ít hơn bình thường, thận sẽ kích hoạt các hormone để cơ thể giữ lại chất lỏng và natri nhằm tăng cường lượng máu. Đó là nguyên nhân khiến các chất lỏng động lại ở một số khu vực trên cơ thể, đặc biệt là cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân.

    Bên canh đó, chất lỏng có thể tích tụ trong da dày gây phình bụng, người bệnh sẽ mất cảm giác thèm ăn và cảm thấy buồn nôn.

    Tình trạng ứ động chất lỏng trong cơ thể

    Tình trạng ứ động chất lỏng trong cơ thể

    Nhịp tim đập nhanh

    Khi gặp phải tìm trạng suy tim, tim của chúng ta sẽ cố gắng đập nhanh hơn bình thường để tăng cường lượng máu bù đắp cho cơ thể. Do vậy người bệnh sẽ cảm thấy nhịp tim đập nhanh hoặc có nhịp đập bất thường.

    Ho hoặc thở khò khè liên tục

    Do chất lỏng và máu tích tụ nhiều bên trong lá pjooir, người bệnh suy tim có thể ho ra chất nhầy có màu hồng như dính máu

    Tăng cân nhanh bất thường

    Nếu bạn cảm thấy trọng lượng cơ thể của bạn tăng nhanh một cách bất thường, đó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của suy tim cấp do các chất lỏng tích tụ nhiều bên trong cơ thể

    Tức ngực

    Tim đang cố gắng bơm máu nhan nhưng tuần hoàn trong cơ thể không thể theo kịp có thể xuất hiện những cơn đau tức ngực. Cảm giác đau từ thoáng quá đến những cơn đâu buốt. Đây là một trong những biểu hiện của bệnh lý động mạch hoặc suy tim.

    Chẩn đoán bệnh suy tim

    Để chẩn đoán suy tim, bác sĩ sẽ tiến hành một quá trình chẩn đoán kỹ lưỡng, bao gồm việc thu thập thông tin bệnh sử, tiền sử gia đình và thực hiện các phương pháp cận lâm sàng như sau:

    Chuẩn đoán suy tim bằng MRI tim

    Chuẩn đoán suy tim bằng MRI tim

    • Điện tâm đồ (ECG): Phân tích đồng thời sóng điện tim để phát hiện các dấu hiệu như dày giãn buồng tim, rối loạn nhịp tim, lock nhánh trái, sóng Q nhồi máu và thay đổi ST-T trong trường hợp thiếu máu cục bộ của cơ tim.
    • X-quang tim phổi: Sử dụng tia X để tạo hình ảnh tim và phổi, từ đó đánh giá kích thước bóng tim to, sự sung huyết của phổi và có hiện tượng tràn dịch màng phổi hay không.
    • Siêu âm tim qua thành ngực: Sử dụng sóng siêu âm để đánh giá chức năng của thất trái, xem xét vùng vận động của thất trái có bình thường hay giảm, kiểm tra sự hở van tim, kích thước buồng tim, áp lực động mạch phổi, có dịch màng tim hay huyết khối trong buồng tim hay không.
    • Holter điện tâm đồ 24 giờ: Ghi lại hoạt động điện của tim trong suốt 24 giờ để phát hiện các rối loạn nhịp tim.
    • Chụp động mạch vành: Thường được sử dụng để tìm kiếm nguyên nhân nghi ngờ từ bệnh động mạch vành và xem xét phân suất tống máu của thất trái có giảm hay không.
    • MSCT động mạch vành: Sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính để tìm kiếm nguyên nhân nghi ngờ từ bệnh động mạch vành, xem xét sự bất thường trong cấu trúc tim và bệnh lý màng ngoài tim.
    • MRI tim: Được sử dụng khi nghi ngờ nguyên nhân suy tim là do viêm cơ tim hoặc bệnh cơ tim.

    Ngoài ra, xét nghiệm máu tổng quát (bao gồm đường máu, mỡ máu, men gan, chức năng thận, điện giải đồ và TSH) cùng với xét nghiệm NT-Pro BNP được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân, dự báo tiên lượng và theo dõi quá trình điều trị.

    Phương pháp điều trị suy tim

    Phương pháp điều trị suy tim

    Phương pháp điều trị suy tim

    Kiểm soát

    Giáo dục

    Giáo dục bệnh nhân về bệnh và quản lý lối sống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Người bệnh cần được thông tin về cách theo dõi triệu chứng, sử dụng thuốc điều trị và tuân thủ lịch hẹn với bác sĩ.

    Hạn chế natri

    Giảm lượng natri trong chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong kiểm soát bệnh. Natri có thể gây giữ nước và tăng áp lực trong mạch máu, tạo ra căng thẳng cho tim.

    Duy trì trọng lượng và tập luyện phù hợp

    Người mắc bệnh cần duy trì một trọng lượng cơ thể phù hợp và tham gia vào chế độ tập luyện đều đặn, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia thể dục.

    Điều trị bệnh lý căn nguyên

    Điều trị các bệnh lý căn nguyên như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường hoặc bệnh thận nếu có, nhằm kiểm soát nguyên nhân gây suy tim.

    Các thiết bị hỗ trợ điều trị

    Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy bơm tim, thiết bị giữ mạch vành hoặc bộ đếm nhịp tim để kiểm soát và điều trị.

    Phẫu thuật và các thủ thuật qua da

    Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

    Trong trường hợp suy tim có nguyên nhân do tắc nghẽn mạch vành, có thể thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành để cải thiện lưu lượng máu đến tim. Quá trình này bao gồm tạo một đường dẫn máu từ mạch máu không bị tắc nghẽn để đảm bảo máu có thể chảy qua vùng bị tắc nghẽn.

    Ghép tim

    Ghép tim là phương pháp cuối cùng được sử dụng khi tim suy giảm nghiêm trọng và không thể điều trị hiệu quả bằng các phương pháp khác. Trong quá trình ghép tim, tim suy giảm sẽ được thay thế bằng một tim mới từ nguồn nhà tài trợ.

     

    Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

    Tham khảo những bài viết liên quan: 

    1. Kiểm Soát Suy Tim Bằng Cách Nào?

    2. Suy Tim

    3. BMI Và Sức Khỏe

    4. 8 Loại Trái Cây Nhiệt Đới Tốt Cho Sức Khỏe

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.com
    • Website: www.yersinclinic.com

     

    Zalo