Những gì thấy được từ một tấm hình

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự2 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI2 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin2
Đặt lịch hẹn khám

Những gì thấy được từ một tấm hình

    Bài viết này là những cảm nghĩ bất chợt khi đọc vài mẫu tin trên mạng về vấn đề quá tải bệnh nhân. Tuy vậy, chủ đề của bài không phải về sự quá tải mà về sự an toàn của bệnh nhân.

    Ngày nay, sự an toàn có vẻ là một điều gì đó khá xa xỉ. Bất cứ lúc nào đi trên đường, bạn đều có khả năng va chạm với một cậu nhóc nào đó đang điên cuồng trên chiếc xe hai bánh … hoặc vô tình tiếp xúc với một thanh sắt, một cành cây từ trên trời rơi xuống, theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên, nếu so với thực trạng của ngành y tế hiện nay, những rủi ro trên xem ra chẳng là gì cả. Ngành y tế, vốn là một ngành đặc thù chuyên chăm lo sức khỏe, đúng ra nên là nơi mà sự an toàn cần được tuyệt đối tôn trọng. Khổ nỗi, vì nhiều lý do, sự an toàn đã bị bỏ qua ở nhiều nơi và nhiều lúc.

     

    Tấm hình trên tải về từ internet, không nói về một đơn vị cụ thể nào mà chỉ cho ta thấy thực trạng quá tải tại các bệnh viện hiện nay. Xem hình, phần lớn bạn đọc sẽ thốt lên là bệnh nhân của chúng ta … KHỔ QUÁ. Thế nhưng, có lẽ chúng ta sẽ bị ấn tượng mạnh bởi cái sự khổ đó mà không để ý là bệnh nhân chúng ta … NGUY HIỂM quá.

     

    1.Trước hết, việc nằm chung không chỉ khó chịu mà đó là một cơ hội vàng để các loại bệnh truyền nhiễm lây lan từ người này sang người khác. Thật vậy, không chỉ là các bệnh về da mà ngay cả những bệnh về tiêu hóa, hô hấp cũng có nhiều dịp để tiếp xúc, gần gũi hơn.

     

    2.Giường bệnh được thiết kế cho 1 người chứ không phải 2,3 người. Các bệnh nhân nằm ghép chỉ còn một khoảng không gian eo hẹp và chuyện té từ trên giường bệnh khi đang ngủ hầu như có thể thấy trước và đã từng xảy ra trong thực tế. Có oái ăm không nếu bệnh nhân nhập viện vì đau bụng nhưng xuất viện vì mổ chấn thương sọ não?

     

    3.Hình ảnh phòng bệnh phản ảnh đúng thực tế hiện nay. Đúng chuẩn, một phòng bệnh ngoài vấn đề riêng tư và tiện nghi cho bệnh nhân, cũng cần những quy cách và yêu cầu an toàn tối thiểu. Một trong những quy cách cơ bản đó là hệ thống báo động nhanh để các y tá có thể biết nhanh giường bệnh nào đang có vấn đề. Ở ta, phòng bệnh thường chỉ là cái phòng trong đó chúng ta kê vài cái giường và dán số thứ tự. Cũng không lạ nếu như chúng ta xây chung cư, rồi buồn buồn thì chuyển công năng thành bệnh viện khi không bán được.

     

    4.Một trong những thói quen không tốt của các điều dưỡng trong các bệnh viện là nhận diện bệnh nhân bằng số giường thay vì bằng tên. Điều đó cũng có thể hiểu được vì các điều dưỡng hoạt động theo ca kíp và thay đổi bệnh nhân thường xuyên, số lượng bệnh nhân thì lớn và thay đổi mỗi ngày. Nhiều khi chưa kịp nhớ mặt bệnh nhân thì đã xuất viện mất rồi. Đây cũng là nguồn gốc của nhiều sai sót. Trước hết, có thể lộn số …như bạn thấy, ở trên là số 34-ở dưới là số 50. Thứ hai, thảm họa dễ dàng xảy ra nếu các bệnh nhân ghép giường lại trùng tên. Ví dụ: Ông Lê văn Hai nằm chung với ông Nguyễn Văn Hai và ông Trần Văn Hai … và cả ba đều là “Ông Hai ở giường 34” chẳng hạn. Chính người viết đã chứng kiến một ca chích nhầm thuốc vì lý do này.

     

    5.Việc sử dụng các thiết bị điện trong môi trường y tế cũng như việc bố trí thiết bị cũng không thể nào tùy tiện như đang ở nhà. Những thiết bị điện đủ kiểu dáng mang từ nhà vào với dây nhợ lòng thòng khắp nơi cũng có thể là nguồn gốc cho những sự cố điện không lường trước được.

     

    Khi nói về sự an toàn của bệnh nhân, chúng ta thường nghĩ đến những vấn đề lớn như phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, quy trình kiểm tra gạc sau mổ, an toàn sử dụng thuốc v.v… Một cách nghĩ khác cũng khá phổ biến là chuyện an toàn bệnh nhân là vấn đề lớn, cứ để cho nhà nước và các bệnh viện lo lắng còn các phòng khám tư nhân, các cơ sở nhỏ … thì chẳng có vấn đề gì!!! Thực tế không phải như vậy. An toàn của bệnh nhân (và cả của nhân viên) cần phải được xem xét và cân nhắc tỉ mỉ ở mọi quy trình, mọi thiết bị và mọi nơi, mọi lúc. Từ cái nắm cửa nhà vệ sinh đến thanh vịn trong toilet, từ cái dốc dành cho xe đẩy đến chiếc nút bấm báo động ở đầu giường bệnh … mỗi một chi tiết đều là kết quả của những yêu cầu phát sinh từ thực tế. Có thể chúng ta có những vấn đề chưa thể giải quyết ngày một ngày hai nhưng suy nghĩ để tìm và loại trừ bớt những rủi ro, sơ sót có thể xảy ra trong mỗi bước tiếp xúc với người bệnh vẫn là điều nên làm.

     

    Học trò của Yersin

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Nghề Đoán Bệnh Qua Ảnh

    2. Gan Nhiễm Mỡ Và Siêu Âm

    3. Siêu Âm

    4. Máy Siêu Âm Siemens Acuson Juniper

    5. Em Rờ Ai?

    6. Khi Nào Nên Sử Dụng MRI?

    7. Cắt Lát ... Cơ Thể

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
     
    Zalo