Số ca sốt xuất huyết có thể tăng cao trong thời gian tới, cần chủ động phòng và điều trị bệnh tích cực.
Sốt xuất huyết có thể bùng phát trở lại trong tháng 9-11
Số ca sốt xuất huyết có thể tăng cao trong thời gian tới, cần chủ động phòng và điều trị bệnh tích cực.
Thông thường, tháng 9-11 là thời điểm bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh nhất. Năm nay, chỉ mới tới tháng 8, dịch đã lan nhanh và mạnh, trở thành nỗi ám ảnh của người dân cả nước. Tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 10/9, cả nước ghi nhận 117.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 29 người tử vong, dù chưa bước vào thời điểm đỉnh dịch.
Người dân nên hợp tác với các cơ quan chức năng diệt bọ gậy, loăng quăng để phòng tránh sốt xuất huyết.
Nguyên nhân gia tăng sốt xuất huyết năm nay là do thời tiết thay đổi, nắng mưa liên tục, nhiệt độ trung bình hầu hết các khu vực cao hơn những năm trước, dẫn đến mầm bệnh phát triển mạnh. Nhất là hiện tại, khi mùa mưa bão bắt đầu đến, thuận lợi cho muỗi phát triển và đẻ trứng.
Bên cạnh đó, người dân còn chủ quan, lơ là trong việc tiêu diệt muỗi, loăng quăng. Thiếu hợp tác với cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi cũng là yếu tố khiến sốt xuất huyết dễ bùng phát trở lại.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trịnh Ngọc Bình - Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), diễn biến sốt xuất huyết trải qua 3 giai đoạn: sốt, nguy hiểm và phục hồi.
Giai đoạn đầu, sau khi muỗi đốt và truyền virus vào cơ thể, bệnh nhân sốt cao đột ngột, kèm theo mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau sau hốc mắt và dọc theo sống lưng, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp, da xung huyết, có thể chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Sốt xuất huyết thường gây sốt cao, đau nhức và chưa có thuốc đặc trị. Chủ yếu là truyền nước và dùng thuốc hạ sốt, giảm đau chứa hoạt chất paracetamol.
Giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào ngày thứ 3-6. Ở giai đoạn thứ 2, người bệnh đang sốt cao chuyển sang hết sốt, nên dễ gây nhầm tưởng sắp khỏi. Nếu không theo dõi sát sao sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp nặng, có thể xuất hiện hội chứng sốc Dengue với các triệu chứng: vật vã li bì, chân tay lạnh, nổi da gà, mạch nhanh, huyết áp hạ, có thể tử vong. Thời gian diễn ra sốc khoảng 12-24 giờ.
Vì thế, trong thời điểm mùa dịch diễn biến phức tạp như hiện nay, người bệnh nên cẩn thận. Ngay khi cơ thể có triệu chứng bất thường như sốt cao 2 ngày trở lên, uống thuốc hạ sốt không hiệu quả, kèm theo hiện tượng phát ban, đau mỏi khớp, nên đến cơ sở y tế để kịp thời ứng biến nếu dương tính với sốt xuất huyết.
Nhiều người cho rằng, đã bị sốt xuất huyết một lần rồi thì hiếm khi bệnh lại. Thực tế là có 4 chủng huyết thanh gây bệnh, nên mỗi người có thể sẽ mắc 4 lần với các thể khác nhau. Sau một lần dính sốt xuất huyết, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.
Cần nhanh chóng báo cho trung tâm y tế dự phòng khi trong nhà có người mắc sốt xuất huyết nhằm xử lý ổ dịch.
"Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng trong vùng nước đọng sạch, trú đậu ở các góc xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và đồ dùng. Do đó, hàng ngày nên dành 15 phút quét dọn nhà cửa, loại bỏ chai lọ, đổ nước và cất gọn vật chứa nước thải, vứt rác đúng nơi quy định… để chung tay tiêu diệt nơi ở của muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả ", bác sĩ Bình cho biết.
Khi trong nhà có người mắc, cần nhanh chóng báo cho trung tâm y tế dự phòng để xử lý ổ dịch, phun thuốc diệt muỗi, không để bệnh có nguy cơ lây lan. Ngoài ra, có thể phòng chống muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài, ngủ trong màn kể cả ban ngày; che rèm, màn tẩm hóa chất diệt muỗi trong hộ gia đình...
Theo An San- Ngoisao.net
Thông thường, tháng 9-11 là thời điểm bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh nhất. Năm nay, chỉ mới tới tháng 8, dịch đã lan nhanh và mạnh, trở thành nỗi ám ảnh của người dân cả nước. Tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 10/9, cả nước ghi nhận 117.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 29 người tử vong, dù chưa bước vào thời điểm đỉnh dịch.
Người dân nên hợp tác với các cơ quan chức năng diệt bọ gậy, loăng quăng để phòng tránh sốt xuất huyết.
Nguyên nhân gia tăng sốt xuất huyết năm nay là do thời tiết thay đổi, nắng mưa liên tục, nhiệt độ trung bình hầu hết các khu vực cao hơn những năm trước, dẫn đến mầm bệnh phát triển mạnh. Nhất là hiện tại, khi mùa mưa bão bắt đầu đến, thuận lợi cho muỗi phát triển và đẻ trứng. Bên cạnh đó, người dân còn chủ quan, lơ là trong việc tiêu diệt muỗi, loăng quăng. Thiếu hợp tác với cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi cũng là yếu tố khiến sốt xuất huyết dễ bùng phát trở lại.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trịnh Ngọc Bình - Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), diễn biến sốt xuất huyết trải qua 3 giai đoạn: sốt, nguy hiểm và phục hồi.Giai đoạn đầu, sau khi muỗi đốt và truyền virus vào cơ thể, bệnh nhân sốt cao đột ngột, kèm theo mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau sau hốc mắt và dọc theo sống lưng, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp, da xung huyết, có thể chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Sốt xuất huyết thường gây sốt cao, đau nhức và chưa có thuốc đặc trị. Chủ yếu là truyền nước và dùng thuốc hạ sốt, giảm đau chứa hoạt chất paracetamol.
Giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào ngày thứ 3-6. Ở giai đoạn thứ 2, người bệnh đang sốt cao chuyển sang hết sốt, nên dễ gây nhầm tưởng sắp khỏi. Nếu không theo dõi sát sao sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Trường hợp nặng, có thể xuất hiện hội chứng sốc Dengue với các triệu chứng: vật vã li bì, chân tay lạnh, nổi da gà, mạch nhanh, huyết áp hạ, có thể tử vong. Thời gian diễn ra sốc khoảng 12-24 giờ.Vì thế, trong thời điểm mùa dịch diễn biến phức tạp như hiện nay, người bệnh nên cẩn thận. Ngay khi cơ thể có triệu chứng bất thường như sốt cao 2 ngày trở lên, uống thuốc hạ sốt không hiệu quả, kèm theo hiện tượng phát ban, đau mỏi khớp, nên đến cơ sở y tế để kịp thời ứng biến nếu dương tính với sốt xuất huyết.
Nhiều người cho rằng, đã bị sốt xuất huyết một lần rồi thì hiếm khi bệnh lại. Thực tế là có 4 chủng huyết thanh gây bệnh, nên mỗi người có thể sẽ mắc 4 lần với các thể khác nhau. Sau một lần dính sốt xuất huyết, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.
Cần nhanh chóng báo cho trung tâm y tế dự phòng khi trong nhà có người mắc sốt xuất huyết nhằm xử lý ổ dịch.
"Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng trong vùng nước đọng sạch, trú đậu ở các góc xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và đồ dùng. Do đó, hàng ngày nên dành 15 phút quét dọn nhà cửa, loại bỏ chai lọ, đổ nước và cất gọn vật chứa nước thải, vứt rác đúng nơi quy định… để chung tay tiêu diệt nơi ở của muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả ", bác sĩ Bình cho biết.Khi trong nhà có người mắc, cần nhanh chóng báo cho trung tâm y tế dự phòng để xử lý ổ dịch, phun thuốc diệt muỗi, không để bệnh có nguy cơ lây lan. Ngoài ra, có thể phòng chống muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài, ngủ trong màn kể cả ban ngày; che rèm, màn tẩm hóa chất diệt muỗi trong hộ gia đình...
[Theo An San- Ngoisao.net]
Xem thêm những bài viết liên quan
2. Thế Giới Đã Có Vaccine Ngừa Sốt Xuất Huyết
3. Cách Nhận Biết Và Phòng Bệnh Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN
- Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 39 33 6688 Hotline: 0903.800.551
- Email: info@yersinclinic.vn
- Website: www.yersinclinic.com