Sự bình đẳng trong Y Khoa

GÓI KHÁM KIỂM TRA TIM MẠCH TỔNG QUÁT5 GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ VÀ PHỤ KHOA5 KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO DOANH NGHIỆP TẠI PKĐKQT YERSIN5 Bảo Lãnh Viện Phí Tại PKĐKQT YERSIN5 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN5 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN - BIỂU TƯỢNG CỦA NỤ CƯỜI5
Đặt lịch hẹn khám

Sự bình đẳng trong Y Khoa

    Một nghiên cứu của Ahmedin Jemal, PhD trong Hiệp hội ung thư Mỹ vừa được công bố năm qua về tình hình tử vong do bệnh ung thư đại tràng ở các bệnh nhân trẻ hơn 65 tuổi trên 50 bang của nước Mỹ từ năm 2008 đến năm 2010. Hơn 23.000 ca tử vong được ghi nhận. Trong đó, khoảng 50% lẽ ra có thể được ngăn ngừa NẾU NHƯ tỷ lệ bệnh ung thư đại tràng tổng cộng được hạ xuống tương đương với 5 bang thấp nhất (chủ yếu ở miền bắc và miền tây, với ưu thế dân da trắng). Yếu tố ảnh hưởng được ghi nhận là sự thiếu giáo dục, nói cách khác là thiếu ý thức phòng ngừa ở những cộng đồng nghèo, thiếu học. Bác sĩ Blaise Polite, Đại học Chicago, cho biết:“…Chúng ta nên xấu hổ về điều này.”
     

    Dân ta có câu: “Sức khỏe là vàng”. Đáng tiếc, vàng cũng có nhiều độ tuổi như vàng 24, vàng 18, vàng không tuổi… hay vàng mã. Cùng với sự phân cực giàu nghèo, sức khỏe của dân ta cũng đang có sự thay đổi theo chiều hướng như vậy. Nhiều năm lâm sàng giúp chúng tôi xếp bệnh nhân của mình thành 3 nhóm như sau:


    1.Bệnh nhân hiện đại: Không có bệnh nhưng vẫn đi khám


    Đây là nhóm bệnh nhân thuộc tầng lớp trí thức và biết quý trọng sức khỏe của mình. Việc khám bệnh định kỳ hàng năm thường xuyên kèm với việc có bác sĩ thân quen/bác sĩ gia đình giúp họ phát iện được vấn đề từ những giai đoạn rất sớm. Việc có điều kiện kinh tế giúp họ mạnh dạn làm những test tầm soát nhay những trest chẩn đoán sớm, thường là khá đắt đỏ nhưng nhờ vậy mà khả năng điều trị khỏi cũng cao hơn nhiều.

    Những kiến thức cơ bản về y khoa cũng thường được các bệnh nhân này quan tâm như các chế độ ăn uống phù hợp, các yếu tố nguy cơ tim mạch, các triệu chứng sớm của ung thư, phòng ngừa bệnh ung thư đại trực tràng v.v…

    Có thể nói vắn tắt, đây là những bệnh nhân có tiền, có thời gian và có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình. Thật không may là tỷ lệ số bệnh nhân thông minh này không cao.


    2.Bệnh nhân cổ điển: Có bệnh mới đi khám


    Đây là cách cư xử phổ biến nhất  ở nước ta. Có nhiều cách giải thích cho quan điểm này:
    “Không có triệu chứng, tức là không có bệnh, khám làm gì ?”
    “Không có bệnh gì thì đi khám làm chi, tốn tiền, mất thời gian ?”


    Phần lớn bệnh nhân nhóm này đều có suy nghĩ rất chủ quan và hay bỏ qua những triệu chứng mơ hồ, báo động trong giai đoạn đầu của bệnh. Nhiều người để mặc những căn bệnh mãn tính như huyết áp cao hay suy vành trong nhiều năm mà không phát hiện, chỉ vì chúng không có biểu hiện bên ngoài. Tuy nhiên, khi những căn bệnh như thế CÓ BIỂU HIỆN, thường là những biến chứng nặng khó điều trị và khó hồi phục. Hệ quả tất yếu, các bệnh nhân này không quan tâm đến việc khám định kỳ và ít khi lưu giữ hồ sơ y tế cá nhân. Việc phòng bệnh cũng ít khi được quan tâm. Nói cách khác, đây là những bệnh nhân có tiền và có thời gian, nhưng không có ý thức về vấn đề phòng bệnh.
     

    3.Bệnh nhân có bệnh nhưng vẫn không đi khám

    Một số lớn bệnh nhân của ta lại nằm trong một tình huống khá đặc biệt. Họ biết rõ cơ thể đang có những vấn đề nghiêm trọng, không ít thì nhiều nhưng họ chọn giải pháp sống chung với chúng thay vì tìm đến bệnh viện, phòng khám. Lý do rất đơn giản: không có tiền, không có thời gian. Đây thường là những bệnh nhân trong tầng lớp lao động nghèo, thiếu thốn về kinh tế. Những triệu chứng đau đầu, đau lưng, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa v.v… được coi là chuyện thường ngày ở huyện. Bệnh nhân sợ đi bác sĩ trước hết vì sợ tốn tiền, kế đến là sợ phát hiện ra bệnh. Tuy nghe hơi nghịch lý nhưng đó là sự thật vì việc phát hiện ra bệnh tất yếu dẫn đến xét nghiệm, thuốc, tái khám v.v… và hàng tá chi phí khác tiếp tục phát sinh mà họ không thể đảm đương nổi. Do đó, bệnh nhân chấp nhận sống chung với bệnh để có thể tồn tại, bất chấp việc chất lượng sống có thấp đến mức nào đi nữa. Đến khi bệnh diễn tiến nặng, không thể chung sống hòa bình được nữa, không ít trường hợp bệnh quá khả năng điều trị hoặc để lại di chứng nặng nề.

    Sự phân biệt về sức khỏe là một vấn đề tồn tại từ lâu trong ngành y tế. Nó được định nghĩa là sự bất bình đẳng tồn tại giữa các nhóm dân số khác nhau khi thụ hưởng dịch vụ y khoa trong cùng một trạng thái. Sự phân biệt về kinh tế tất yếu dẫn đến sự phân biệt về nhiều mặt khác như giáo dục, văn hóa. Riêng trong lĩnh vực y khoa, bảo hiểm y tế là một biện pháp để xóa đi sự bất bình đẳng về y khoa. Một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân hữu hiệu kết hợp với một hệ thống bảo hiểm y tế hợp lý và mạnh mẽ có thể là câu trả lời thích đáng. Đáng tiếc, ngay tại những nước đã phát triển và giàu có, sự bình đẳng về y khoa vẫn chưa đạt được tuyệt đối.

    Ở nước ta, trong điều kiện hệ thống y tế còn mỏng manh và hệ thống bảo hiểm vẫn còn nhiều thiếu sót, sự bất bình đẳng y khoa là một thực tế phải chấp nhận và cần được thỏa hiệp bằng nhiều cách. Như trên đã phân tích, thái độ hành xử của người bệnh dựa trên 2 yếu tố căn bản: khả năng kinh tế và ý thức bảo vệ sức khỏe. Một ưu thế ở ta là chi phí dịch vụ y tế rất thấp so với nhiều nước khác và vấn đề chính thật ra là nằm ở việc giáo dục và xây dựng ý thức phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe của mình.

    Không dễ để làm thay đổi nhận thức của một thế hệ hay cả một xã hội nhưng giáo dục và truyền thông sẽ phải đóng một vai trò rất lớn trong việc xóa đi sự bất bình đẳng về y khoa này.

     

    TS.BS Võ Xuân Quang

    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

    Xem thêm những bài viết bên dưới:

    1. Bác Sĩ CKII - GĐ Y Khoa Yersin - Trần Ánh Tuyết Giải Đáp Thắc Mắc Về Tiêu Hóa - Gan Mật

    2. Di Chúc Y Khoa

    4. Nhầm Lẫn Y Khoa: Năm 2015 Sẽ Ra Sao ?

    5. 10 Sai Lầm Y Khoa Làm Thay Đổi Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân
     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com

     

    Zalo