Vi khuẩn Helicobacter Pylori - Kẻ gây rối dạ dày

GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 92 2 GÓI KHÁM SỨC KHỎE SINH VIÊN2
Đặt lịch hẹn khám

Vi khuẩn Helicobacter Pylori - Kẻ gây rối dạ dày

"Nhân dịp kiểm tra sức khỏe định kỳ được xét nghiệm máu ghi nhận H.Pylori dương tính, Bạn được Bác sĩ tư vấn có nhiễm vi khuẩn H.P ( Helicobacter pylori). Một câu hỏi vừa băn khoăn vừa nghi ngại. Vi khuẩn này có nguy hiểm không? tại sao nhiểu người quanh mình cũng có thễ bị nhiễm?" - Chị Nguyễn Thị Kiều, TP. Hồ Chí Minh

    Được giải đáp bởi - Bác Sĩ CKII Trần Ánh Tuyết
    Giám đốc Y khoa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

    Để có thể hiểu được vi khuẩn này gây rối dạ dày của bạn như thế nào, Bác sĩ chia sẽ cùng bạn một số thông tin về bệnh lý dạ dày và mối liên quan với HP

    Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

    Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh khá phổ biến đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh tuy nhiên triệu chứng thường không đầy đủ. Thường nhất là có thể gặp 1 trong các biểu hiện sau:

    • Có cảm giác nóng rát, đau xót và khó chịu vùng trên rốn xuất hiện lúc đói hoặc sau khi ăn có khi đau vào nửa đêm
    • Buồn ói hay ói
    • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,
    • Đầy hơi khó tiêu sau khi ăn, ăn không ngon dẫn đến sụt cân

    Ngoài ra chỉ có cảm giác nuốt vướng ở cổ, hay viêm họng kéo dài, hoạc cảm giác ngộp thờ đã được kiểm tra tim phổi không ghi nhận bất thường. Đôi khi chỉ có rối loạn đi tiêu.

    Những triệu chứng này thường xảy ra vài tuần hay nhiều tháng nhiều năm và có thể tái phát nhiều lần dù đã được điều trị đã  làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của người bệnh. Một số trường hợp có thể dẫn đến ung thư dạ dày nếu tình trạng viêm loét mãn tính kéo dài.

    Vậy những nguyên nhân nào gây ra viêm loét dạ dày tá tràng

    Các tế bào trong dạ dày luôn có nhiệm vụ tiết một lượng acid vùa đủ để làm tan thức ăn thành những phần tử  rất nhỏ, sau đó đươc đưa xuống ruột để tiêp tục quy trình tiêu hóa. Nhằm tránh cho niêm mạc dạ dày không hư hại bởi lượng acid này, bề mặt niêm mạc luôn có một lớp màng nhày.

    Ở một dạ dày khỏe mạnh có sự cân bằng giữa tiết acid  (yếu tố phá hủy) và lớp màng nhày bảo vệ. Khi sự cân bằng này thay đổi nghĩa có tăng tiết acid quá mức, hay lớp màng nhày bị phá hủy lúc đó niêm mạc dạ dày bị hư hại và sẽ xảy ra hiên tượng viêm, lóet dạ dày.

    Trước đây nguyên nhân được cho là những yếu tố dai dẳng dù điều trị bằng thuốc chống tiết acid và bảo vệ niêm mạc vẫn không khỏi  để có nhiều trường hợp phải phẩu thuật cắt dạ dày. Nhờ các công trình nghiên cứu nhiều năm, vào năm 1980 các nhà khoa học đã  xác định có sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter Pylori trong niêm mạc da dày và làm tổn thương tại đây. Chính vì vậy mà hiện nay những nguyên nhân được kể đến là:

    • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori đươc xem là thủ phạm hàng đầu của bệnh viêm lóet dạ dày tá tràng
    • Rượu bia làm tăng tíết acid và phà hủy lớp màng nhày
    • Các thuốc giảm đau có chất kháng viêm, corticoide ….hoá chất acid hoặc chất kiềm
    • Bệnh nội khoa khác có yếu tố gây tăng kích ưng dạ dày : Suy gan, suy thận nặng , bệnh Tai biến mạch máu não, Chấn thương sọ não.
    • Sự căng thẳng của cuộc sống và công việc do có kích thích hệ thần kinh giao cảm làm tăng tíết acid

    Vậy thì vi khuẩn Helicobacter pylori gây bệnh ra sao? Khi bị nhiễm vi khuẩn này có nguy hiểm không?

    Xoắn khuẩn HP sau khi xâm nhập vào dạ dày bằng đường ăn uống sẽ chui vào lớp màng nhày cư ngụ ở đây và tiết ra các chất kích thích làm các tế bào tiết acid nhiều hơn., Không những thế chúng còn làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ và tiết ra một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy.

    Do đó niêm mạc dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, gây ra viêm, loét dạ dày hay tá tràng. thậm chí nặng hơn có thể dẫn đến  các biến chứng như  gây chảy máu ở niêm mạc dạ dày tá tràng biểu hiện  nôn ra máu và tiêu phân đen, hoặc gây thủng dạ dày tá tràng , trong tình huống này người bệnh bị đau, trong tình huống này người bệnh bị đau dữ dội vùng trên rố, cảm giác đau như dao đâm vài giờ sau bụng sẽ chướng căng có tụt HA do nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, cần được phẩu thuật khẩn cấp.

    Ở một số bệnh nhân nhiễm phải vi khuẩn HP thuôc chủng có độc tính cao (Cag A (+) có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc bất thường của tế bào dẫn đến ung thư dạ dày đây là nguyên nhân gây tử vong.

    Ngoài việc gây tổn thương dạ dày, gần đây Vi khuẩn HP được phát hiện là nguyên nhân gây thiếu máu tán huyết và một số trường hợp hiếm gặp hơn là xuất hiện ban xuất huyết ở da có kèm giảm tiểu cầu, mặt khác có thể liên quan đến bệnh thiếu máu cơ tim. Đặc biệt là rất nhiều trường hợp là viêm họng kéo dài được điều trị với kháng sinh thường không khỏi là do vi khuẩn này từ dạ dày trào ngược lên vùng hầu họng gây viêm xung huyết và viêm họng hạt mạn tính.

    H.Pylori lây nhiễm như thế nào?

    Helicobacter pylori sống chủ yếu trong nguồn nước và khi xâm nhập vào cơ thể người thì cư trú trong niêm mạc dạ  dày ruột và hiện diện trong nước bọt , phân, dịch tiêu hóa của người bị nhiễm, nhu vậy HP lây chủ yếu qua đường ăn uống.

    Sự lây nhiễm có thể xảy ra khi dùng thức ăn, nước uống không sạch có chứa vi khuẩn Helicobacter pylori, đặc biệt là khi nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh. Thói quen ăn uống của chúng ta hiện nay chính là nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn rất cao nhất là trong cùng gia đình dễ có nhiều người cùng nhiễm do dùng đũa muỗng đang ăn gắp vào dĩa thức ăn chung , gắp cho nhau bằng đũa muỗng mình đang ăn.

    Như vây vô tình làm lây nhiễm vi khuẩn cho người khác. Điều này cũng lý giải tại sao khám sức khoẻ tầm soát HP thì thấy thì tỷ lệ nhiễm  Helicobacter pylori rất cao.

    Theo thống kê ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori không dưới 70% . Những khu vực có điều kiện vệ sinh càng kém thì tỉ lệ nhiễm HP càng cao. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm vi khuẩn này, và đặc biệt là ở trẻ em cũng có khả năng nhiễn nhiều hơn người lớn, trước đây khi trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hoá như thỉnh thoảng đau bụng, nôn ói , tiêu phân lỏng đều được nghĩ giun sán là thủ phạm nhưng thật ra phần lớn là do HP

    Làm sao để phát hiện có nhiễm HP?

    Khi bạn có những triệu chứng như trên,  cần được xác định xem bạn có nhiễm HP không? Bác sĩ có thể cho bạn làm một trong các xét nghiệm sau: 

    • Nội soi dạ dày và lấy mẫu tìm sự hiện diện của  HP
    • Lấy mẫu hơi thở phân tích tìm sự hiện diện của  HP

    Đây là hai phương pháp chính xác nhất cho biết hiện tại bạn đang nhiễm HP, để đảm bảo sự chính xác của XN khi thực hiện cần ngưng các thuốc kháng sinh và thuốc ức chế tiết acid  Omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol, esomeprazol, rabeprazol trên 2 tuần)

    • Lấy máu tìm kháng thể của HP. phương pháp gián tiếp này chỉ thực hiện khi bạn chưa từng điều trị diệt HP vì kháng thể này tồn tại khoảng 1 năm dù bạn đã diệt sạch HP.
    • Thử phân tìm sự hiện diện của HP XN này ít sử dụng và hiệu quả kém hơn thường dùng cho trẻ em.

    Mỗi một XN có ý nghia riêng và được sử dụng tuỳ theo từng tình huống thích hợp vì vậy tốt nhất bạn nên được sự tư vấn của BS.

    Làm thế nào để diệt trừ H.Pylori đạt hiệu quả điều trị cao nhất ?

    Vi khuẩn HP rất dễ đề kháng thuốc và hay tái phát nên khi được phát hiện nhiễm vi khẩản bạn cần phải được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn . Hiên nay do việc sử dung kháng sinh không đúng cách nên phác đồ trước đây đã bị vi khuẩn kháng thuốc do vậy việc điều trị HP cũng đã  thay đổi và khó khăn hơn.

    Để điều trị diệt vi khuẩn này cần phối hợp thuốc ức chế tiết acid mạnh với hai hoặc 3 loại kháng sinh tuỳ theo tình huống và liệu trình có hiệu quả với  thời gian từ 10 đến 14 ngày. Điều khó khăn nữa trong điều trị vi khuẩn này là các kháng sinh để diệt HP như Clarithromycin, Tinidazol, levofloxacin, Tetracyclin cũng có nhiều tác dụng phụ như gây đắng miệng, buồn nôn , đôi khi có cảm giác đau rát vùng bụng, mệt, đau cơ… làm người bệnh  khó tuân thủ quá trình điều trị. Tuy nhiên những biểu hiện này sẽ hết sau khi ngưng thuốc

    Vì vậy khi điều trị viêm dạ dày bạn nên có sự hướng dẫn của Bác sĩ để được chọn lựa phát đồ thích hợp. Nếu bạn uống đúng và đủ liều thuốc có khả năng diệt sạch vi khuẩn Helicobacter pylori đến hơn 90%, ngược lại nếu sử dụng thuốc không đúng và không đủ liều thì vi khuẩn Helicobacter pylori vẫn chưa được tiêu diệt sạch và khả năng tái phát bệnh cao. Hơn nữa, những lần tái phát sau vi khuẩn sẽ rất dễ kháng thuốc, làm cho điều trị sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

    Khi đã điều trị khỏi, làm sao để tránh bị nhiễm trở lại?

    Vì vi khuẩn lây qua đường ăn uống và trong gia đình có thể cùng bị nhiễm nên khi bạn khỏi rồi nhưng vẫn  bị lây nhiễm  lại từ những thành viên khác nên cùng phát hiện cho họ và cùng điều trị.

    Mặt khác là nên sử dụng nguồn nước sạch, tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh trong ăn uống như ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn, không dùng chung ly, chén., đũa muỗng, nên sử dụng  đủa muỗng riêng cho dĩa thức ăn, hoặc tô canh chung trên cùng bàn ăn, không gắp thức ăn cho người khác bằng đũa của mình .. đối với trẻ em, không nên dùng miệng thổi thức ăn còn nóng, nhai mớm... vì nước bọt sẽ văng vào thức ăn làm lây bệnh cho bé. Cần lưu ý tránh ăn uống ở những quán ăn chưa đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

    Để bảo vệ sức khoẻ cho mỗi người và cho cộng đồng chúng ta nên xây dựng một thói quen tốt trong một bàn ăn chung hợp vệ sinh để tránh lây nhiễm HP cũng như tránh lây nhiễm những vi khuẫn khác.

    Trân trọng.

    Zalo