Âm thanh lạ trong tai - Hãy coi chừng !

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 10/3 - 30/4 - 1/55 Siêu Âm Fibroscan - Phương Pháp Không Xâm Lấn, Đánh Giá Toàn Diện Sức Khỏe Của Gan5 KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO DOANH NGHIỆP TẠI PKĐKQT YERSIN5 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN5 Bảo Lãnh Viện Phí Tại PKĐKQT YERSIN5 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN - BIỂU TƯỢNG CỦA NỤ CƯỜI5
Đặt lịch hẹn khám

Âm thanh lạ trong tai - Hãy coi chừng !

    Chứng ù tai không phải là một bệnh mà là một triệu chứng có thể gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau, thí dụ như bệnh giảm thính lực của tuổi già hay do chấn thương tai. Ù tai cũng có thể là triệu chứng của bệnh về hệ tuần hoàn.

    Thế nào là ù tai?

    Những triệu chứng ù tai bạn hay gặp phải

    Nếu chưa bao giờ bị ù tai, các bạn sẽ khó tưởng tượng được ù tai là như thế nào. Những bệnh nhân ù tai “nghe” thấy trong tai mình có những tiếng động bên ngoài không hề có mà chính họ đôi khi tưởng là có.

    Triệu chứng ù tai gồm có:

    • Tiếng động trong tai như tiếng reng, tiếng “zừ”, tiếng gầm, tiếng huýt sáo hay tiếng “xì”, tiếng sột soạt, tiếng ve kêu, tiếng tí tách đốt lá khô...
    • Mất thính giác: Những tiếng động nghe được có thể lớn hay nhỏ, cao hay thấp và có thể nghe trong một hay hai tai. Trong vài trường hợp, tiếng ù tai lớn đến nỗi bệnh nhân không nghe được những tiếng động thực sự bên ngoài.
    • Ráy tai quá nhiều cũng có thể làm bạn ù tai nhiều hơn. Ráy tai nhiều khiến bệnh nhân không nghe tiếng động thực sự bên ngoài và làm tiếng động “bên trong” lớn hơn.

    Vì sao bị ù tai?

    Những âm thanh bất thường này có thể xuất phát từ một trong 4 thành phần cấu tạo của tai, đó là: tai ngoài, tai giữa, tai trong và não bộ. Đôi khi chứng ù tai này chỉ là một biểu hiện sinh lý, nghĩa là không có ý nghĩa bệnh lý.

    Về cấu tạo giải phẫu, ở tai trong (inner ear), chúng ta có hàng vạn tế bào thính giác hoạt động theo cơ chế điện sinh học. Trên bề mặt của tế bào thính giác là những sợi lông rất nhỏ. Nếu ở tình trạng bình thường mạnh khỏe, những sợi lông này sẽ chuyển động theo áp suất của những làn sóng âm thanh từ ngoài vào.

    Sự chuyển động đó khiến cho những tế bào thính giác phát ra một luồng điện tới sợi thần kinh thính giác và những tín hiệu này được dẫn truyền lên não bộ. Não bộ sẽ phân tích những tín hiệu này và nhận biết được đây là những âm thanh, nghĩa là chúng ta nghe được.

    Ngược lại, nếu những sợi lông mỏng manh trên bề mặt tế bào thần kinh thính này bị tổn thương, uốn cong, siêu vẹo, chúng sẽ chuyển động rối loạn không theo một chiều hướng nào cả. Vì vậy, những tế bào thính giác sẽ gửi lên não bộ những tín hiệu bất thường khiến bộ não nhận được âm thanh không hề có, bất thường mà ta gọi là chứng ù tai.

    Những nguyên nhân gây tổn thương các tế bào thính giác

    Những nguyên nhân có thể gây tổn thương thính giác bao gồm:

    • Lão hóa cơ quan thính giác do tuổi già, thường gặp ở người trên 60 tuổi.Chấn thương gây tổn thương tai trong do những tiếng động quá lớn, nghe thời gian dài liên tục từ ngày này sang ngày khác như tiếng nhạc, cưa máy, tiếng cắt gạch men, tiếng nổ, tiếng động cơ rú ga... có thể làm giảm thính lực rất nhiều.
    • Cholesteoma tai ngoài.
    • Sử dụng một vài thứ thuốc quá lâu ngày như thuốc aspirin, streptomyxin, gentamycin... Tổn thương của chuỗi xương nhỏ trong tai, xương có thể bị cứng lại không dẫn truyền âm thanh vào tai trong được.
    • Chấn thương ở đầu, mặt, cổ làm tổn thương tai trong.
    • Bệnh của hệ tuần hoàn cũng có thể gây ra chứng ù tai như: xơ vữa động mạch, sự tích tụ của chất cholesterol cũng như các loại chất mỡ khác, làm cho những mạch máu lớn gần tai giữa và tai trong bị mất tính đàn hồi.
    • Do mạch máu giảm tính đàn hồi khiến máu chảy mạnh và xoáy hơn nên tai ta có thể nghe được.
    • Bệnh tăng huyết áp, phối hợp với các yếu tố khác như stress, rượu, cà phê, thuốc lá có thể làm cho tiếng ù tai trở nên nặng hơn.
    • Luồng máu chảy bị xoáy do động mạch hay tĩnh mạch cổ bị hẹp hay bị gập lại, tạo ra tiếng động.
    • Những vi quản bị dị dạng, chẳng hạn dị dạng chỗ nối giữa động mạch và tĩnh mạch có thể gây ra tiếng động làm ù tai.
    • Bướu ở vùng đầu, cổ thì ù tai có thể là một triệu chứng của bệnh này.

    Khi nào nên đi khám bệnh?

    Đa số chứng ù tai không làm hại gì cả. Tuy nhiên, nếu càng ngày càng bị ù tai nhiều, hoặc kèm theo mất thính lực và chóng mặt, hoặc hoa mắt, bạn nên đi khám bệnh. Bác sĩ có thể giúp bạn làm giảm bớt tiếng động ù tai và cách để làm quen với tiếng động này.

    Nếu chứng ù tai của bạn không phải là do bệnh mất thính lực vì tuổi già, và ù tai xuất hiện cùng lúc với mất thính lực trong cùng một bên tai, có thể là bạn đã bị hư hại dây thần kinh nơi tai trong do một chấn thương nào đó, bạn cần phải được khám bệnh.

    Chứng ù tai nên khám khi nào?

    Làm cách nào để đánh giá được chứng ù tai?

    Ù tai còn có thể do hạ huyết áp, tăng huyết áp, tiểu đường... Do đó, phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ù tai, cần khám chuyên khoa, thậm chí phải thực hiện nhiều xét nghiệm để xác định bệnh.

    Một bệnh sử đầy đủ, khám lâm sàng kĩ lưỡng và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể giúp người thầy thuốc tìm được chính xác căn nguyên của chứng ù tai.

    Điều này rất cần thiết cho các bác sĩ xác định xem chứng ù tai này là liên tục, từng cơn, hay theo nhịp mạch (xuất hiện tương ứng với nhịp tim) hay nó lại liên quan với một tình trạng giảm thính lực, hoặc chóng mặt, hoa mắt, hoặc buồn nôn... Ít khi nguyên nhân của chứng ù tai lại không xác định được, và những bệnh nhân có chứng ù tai kéo dài không rõ nguyên nhân này cần phải thực hiện một test để đánh giá thính lực (gọi là thính lực đồ). Một vài trường hợp có giảm thính lực có thể gợi ý nguyên nhân ù tai cho người thầy thuốc.

    Một số nghiệm pháp khác, như nghiệm pháp đánh giá đáp ứng của não bộ về thính giác, giúp đánh giá hoạt động của dây thần kinh thính giác và đường dẫn truyền của các xung thần kinh trong não bộ, hoặc chụp cắt lớp điện toán (CT scan), chụp cộng hưởng từ nhân (MRI), có thể giúp phát hiện một khối u trong não nẳm ở thần kinh thính giác hoặc thần kinh tiền đình (dây thần kinh giúp cơ thể giữ được thăng bằng trong không gian).

    Cách chữa bệnh ù tai là tùy theo nguyên nhân.

    Nếu nguyên nhân là chứng mất thính lực do tuổi già hoặc tai bị hư hại do nghe tiếng động quá to lâu ngày, không có cách nào làm giảm tiếng động này cả. Bác sĩ có thể chỉ cách cho bạn làm quen với những tiếng động này.

    Nếu ù tai do quá nhiều ráy tai, bác sĩ có thể lấy ráy ra để giúp bạn nghe rõ hơn và bớt ù tai. Nếu là do bệnh mạch máu, cách chữa phải hướng về những bệnh này. Nếu do thuốc uống, có thể bạn phải ngưng uống hoặc đổi qua một thứ thuốc khác. Do đó, bạn cần đi khám bệnh để tìm ra nguyên nhân.

     

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi - BS Lữ Thị Hoàng Oanh

    Chuyên khoa Tai mũi họng - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

     

    Tham khảo thêm bài viết bên dưới:

    1. Nhiễm Trùng Tai

    2. Lai Rai Như Tai Mũi Họng

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688        Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo