Nhiễm trùng tai

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự4 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin4 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI4 PKĐKQT YERSIN một trong những đơn vị đầu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo (A.I) trong nội soi tiêu hóa4 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN4
Đặt lịch hẹn khám

Nhiễm trùng tai

    Vì sao nhiễm trùng tai lại phổ biến đến vậy?

    Hình ảnh sưu tầm (Internet)

     

    Không thể tin nổi, trẻ con bị nhiễm trùng tai rất nhiều. Thật vậy, 2 trong 3 lần trẻ bị cảm lạnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng tai. Nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, và đôi tai nhỏ xinh của chúng không thoát dịch tốt như tai của người lớn.

    Tai của người bơi lội

     

    Hình ảnh sưu tầm (Internet)

     

    Nhiễm trùng tai ngoài thường gọi là tai đi bơi. Nhiễm trùng thường gặp do đôi tai thường xuyên ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thậm chí với trẻ chưa bơi lần nào, trầy sướt khi ngoáy tai với tăm bông (hoặc một thứ gì khác mà chúng chọc vào, có trời mà biết?) cũng là nguyên nhân gây họa. Hãy quan sát nếu tai của trẻ bị ngứa hoặc đau khi bị chạm vào. Trường hợp này, giải pháp thường dùng là thuốc nhỏ tai cho trẻ và giữ tai khô sạch.

     

    Chẩn đoán nhiễm trùng tai

    Hình ảnh sưu tầm (Internet)

     

    Cách duy nhất để xác định trẻ có bị nhiễm trùng tai hay không là đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ sẽ dùng ống soi tai để kiểm tra bên trong tai của trẻ. Ống soi tai đơn giản chỉ là một dụng cụ có đèn nhỏ sáng và kính phóng đại giúp dễ dàng nhìn sâu bên trong. Một màng nhĩ khỏe nhìn trong và có màu hồng xám. Ngược lại, màng nhĩ nhiễm trùng nhìn sẽ thấy ửng đỏ và phù nề.

     

    Cấu tạo bên trong tai

     

    Hình ảnh sưu tầm (Internet)

     

    Vòi nhĩ là kênh nối tai giữa với hầu họng. Nó có chức năng giữ ổn định áp lực khí và dịch bên trong tai. Cảm lạnh, cúm hay dị ứng đều tác động đến vòi nhĩ và làm nó bị phù nề.

     

    Dịch bên trong tai

    Khi vòi nhĩ bị tắc nghẽn, dịch sẽ ứ đọng bên trong tai giữa, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển gây viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ dùng ống soi tai để quan sát bên trong, bạn sẽ được yêu cầu thổi phồng má để bác sĩ quan sát sự rung của màng nhĩ. Nếu màng nhĩ vẫn không rung khi bạn thực hiện thao tác này, phần nhiều là đã bị ứ dịch bên trong.

     

    Thủng nhĩ

     

    Hình ảnh sưu tầm (Internet)

     

    Nếu tai giữa ứ đọng nhiều dịch hoặc bị tăng áp lực sẽ làm thủng màng nhĩ (hình bên). Nếu màng nhĩ bị thủng, sẽ thấy xuất hiện dịch vàng, nâu hoặc trắng chảy ra ngoài từ bên trong tai. Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng hãy yên tâm, vì màng nhĩ bị thủng thường sẽ tự khỏi trong 2 tuần. Trừ khi việc thủng nhĩ tái phát thường xuyên, thính lực của trẻ thường sẽ không bị giảm. Khi màng nhĩ bị thủng, cái đau sẽ tự nhiên biến mất vì lỗ thủng giúp giải áp áp lực bên trong.

     

    Triệu chứng nhiễm trùng tai

     

    Hình ảnh sưu tầm (Internet)

     

    Triệu chứng đặc thù nhất là tai bị đau dữ dội. Đặc biệt thấy khó chịu khi nằm xuống dễ dẫn đến khó ngủ. Một số triệu chứng đi kèm:

    - Thính lực có vần đề

    - Sốt

    - Rỉ dịch từ bên trong tai

    - Choáng váng

    - Nghẹt mũi

     

    Triệu chứng nhiễm trùng ở trẻ nhỏ

     

    Hình ảnh sưu tầm (Internet)

     

    Với những trẻ quá nhỏ, chúng không thể cho bạn biết cơn đau tai của chúng, nên tình trạng nhiễm trùng tai khá khó phát hiện. Nếu chú ý quan sát, bạn sẽ thấy chúng giật tai hay kéo tai liên tục. Trẻ nhỏ cũng có thể có những biểu hiện quấy như khó ngủ, ăn uống kém. Trẻ nhỏ thường có biểu hiện đẩy bình sữa ra xa, vì áp lực bên trong tai làm chúng bị đau khi bú hoặc nuốt.

     

    Điều trị tại nhà

     

    Hình ảnh sưu tầm (Internet)

     

    Tuy hệ miễn dịch sẽ giúp chống lại sự nhiễm trùng, nhưng bạn cũng có thể làm vài thứ để giúp trẻ giảm đau. Đặt túi chườm ấm bên ngoài tai của trẻ sẽ giúp trẻ thấy dễ chịu hơn. Thuốc nhỏ tai cũng làm giảm triệu chứng, nhưng bạn cần tư vấn với bác sĩ trước khi dùng. Một số thuốc giảm đau hạ sốt như ibuprofen hay acetaminophen cũng có thể là một giải pháp. Tuyệt nhiên không dùng aspirin cho trẻ nhỏ.

     

    Kháng sinh điều trị

     

    Hình ảnh sưu tầm (Internet)

     

    Nhiễm trùng tai thường sẽ tự khỏi, nên đừng ngạc nhiên khi bác sĩ khuyên bạn hãy yên tâm chờ tiến triển tốt. Dùng kháng sinh càng nhiều thì hiệu quả điều trị càng kém do vi khuẩn có khả năng kháng thuốc với một số kháng sinh thông thường. Mặc khác, nhiễm trùng tai cũng có thể là do virus, nên việc dùng kháng sinh điều trị là vô hiệu nghiệm, vì kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn. Tóm lại, kháng sinh có thể hỗ trợ điều trị nhưng bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ để đánh kháng sinh vào thời điểm thích hợp nhất.

     

    Biến chứng do nhiễm trùng tai

     

    Hình ảnh sưu tầm (Internet)

     

    Nếu tình trạng nhiễm trùng tai của trẻ bị tái phát, có khả năng gây sẹo cho màng nhĩ dẫn đến giảm thính lực, nói khó hoặc thậm chí có thể gây viêm não. Nếu trẻ gặp tình trạng như trên, bạn nên sớm đưa trẻ đi khám thính lực.

     

    Dẫn lưu tai

     

    Hình ảnh sưu tầm (Internet)

     

    Với tình trạng nhiễm trùng tai dai dẳng, vài trường hợp bác sĩ cần đưa một ống nhỏ xuyên qua màng nhĩ. Ống này có tác dụng dẫn lưu dịch từ trong tai giữa ra ngoài, đồng thời ngăn dịch ứ đọng trở lại. Thêm vào đó, ống này cũng có tác dụng giải áp, giảm đau cũng như giải quyết được vấn đề về thính lực. Ngoài ra, ống này sẽ được lưu lại từ 8 đến 18 tháng, nhưng thường thì ống sẽ tự tụt ra ngoài.

     

    Amidan có thể gây nhiễm trùng tai

     

    Hình ảnh sưu tầm (Internet)

     

    Đôi lúc, amidan bị phù nề tác động lên vòi nhĩ (nối tai giữa với hầu họng) là nguyên nhân gây nhiễm trùng. Nếu đã xác định amidan là nguyên nhân gây nhiễm trùng tai tái đi tái lại, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tư vấn về việc cắt amidan.

     

    Phòng ngừa nhiễm trùng tai

     

    Hình ảnh sưu tầm (Internet)

     

    Nguyên nhân chính gây nhiễm trùng tai là do cảm lạnh thông thường, vì thế tránh nhiễm virus cảm lạnh là tốt cho đôi tai. Cách tốt nhất để phòng ngừa là rửa tay cho trẻ sạch và thường xuyên. Cách phòng ngừa khác là giúp trẻ tránh xa khói thuốc lá, tiêm vaccine cúm hàng năm, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng cường hệ miễn dịch.

     

    Dị ứng và nhiễm trùng tai

    Tương tự như cảm lạnh, dị ứng cũng làm ảnh hưởng đến vòi nhĩ và gây nhiễm trùng tai giữa. Nếu bạn không thể giúp trẻ tránh các tác nhân gây dị ứng, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được xác định nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ. Một số thuốc kháng dị ứng cũng có thể giúp trẻ ngăn ngừa nhiễm trùng tai.

    Biên dịch từ nguồn WebMD

    Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    Tham khảo thêm bài viết bên dưới:

    1. Lai Rai Như Tai Mũi Họng

    2. Âm Thanh Lạ Trong Tai - Hãy Coi Chừng !

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com

     

    Zalo