Bệnh cường giáp có phải ung thư không?

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự2 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI2 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin2
Đặt lịch hẹn khám

Bệnh cường giáp có phải ung thư không?

    Cường giáp là hội chứng khá phổ biến được gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chính hay gặp là basedow. Nhiều người vẫn thường chủ quan và chưa hiệu rõ những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra nên không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Hãy cũng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý cường giáp và liệu đây có phải là căn bệnh ung thư hay không.

    1. Bệnh cường giáp là gì?

    Bệnh cường giáp là gì?

    Bệnh cường giáp là gì?

    Đầu tiên, chúng ta cần hiểu, cường giáp là một hội chứng, tức là không phải một bệnh riêng biệt. Có nhiều bệnh gây ra hội chứng này, trong đó có thể kể đến bệnh Basedow - Bệnh cường giáp hay gặp nhất với bướu cổ có lồi mắt, cường giáp; cường giáp do bướu nhân độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp....

    Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin) dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân...

    2. Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp

    Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp chưa được hiểu rõ trong cơ chế bệnh. Các nghiên cứu chỉ cho thấy một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh. Dưới đây là một số yếu tố này:

    • Tiền sử điều trị các bệnh lý vùng cổ bằng phương pháp xạ trị.
    • Chế độ ăn thiếu iod có thể tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả khối bướu giáp đơn thuần và ung thư tuyến giáp thể nang.
    • Tiền sử bệnh tuyến giáp mạn tính.
    • Đối với loại ung thư tuyến giáp thể tủy, có yếu tố gia đình và di truyền.
    • Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm sống ở vùng biển, nơi có đủ iod trong thực phẩm, tỉ lệ bướu giáp và ung thư tuyến giáp cao hơn. Ngoài ra, khi có u đặc tuyến giáp, khả năng khối u là ung thư cũng tăng.

    3. Triệu chứng thường gặp của bệnh cường giáp

    Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:

    Triệu chứng thường gặp của bệnh cường giáp

    Triệu chứng thường gặp của bệnh cường giáp

    • Hồi hộp đánh trống ngực: Thường xuyên có cảm giác tim đâp nhanh, mạnh hơn bình thường, có thể thấy đau tức vùng ngực và khó thở
    • Sợ nóng: Thân nhiệt của người mắc chứng cường giáp thường cao hơn bình thường. Khi gặp thời tiết nóng nực hay ở những nơi có nhiệt độ cao người bệnh thường không chịu được.
    • Tiêu chảy: Tình trạng này cũng là một trong những dấu hiệu hay gặp phải khi mắc bệnh cường giáp, nguyên nhân là do nhu động ruột tăng cao.
    • Run tay: Bệnh nhân có thể có triệu chứng run tay mất kiểm soát, thường run tay với tần số nhanh và biên độ khá nhỏ
    • Bướu cổ: Do tuyến giáp bị phình to nên vùng cổ sẽ sưng và u lên cục bướu cổ
    • Sụt cân nhanh: Dù vẫn có chế độ ăn uống bình thường nhưng người bệnh cường giáp thường bị sut cân, có thể sút đến vài kilogram trong vòng 1 tháng.
    • Ra mồ hôi nhiều: Người bệnh rất dễ bị đổ môi hôi, thậm chí khi không vận động và chỉ ngồi yên 1 chỗ
    • Thay đổi tính tình: Tính cách người bệnh trở nên khó chịu, dễ nổi nóng, cáu gắt với mọi người xung quanh
    • Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh cường giáp thường rất khó khăn khi chìm vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc hoặc giấc ngủ ngắn hơn bình thường.
    • Mệt mỏi: Thường xuyên cảm thấy uể oải, mệt mỏi, không muốn vận động nhiều.

    4. Bệnh cường giáp có phải ung thư không?

    Cường giáp là một căn bệnh nội tiết phổ biến, không phải là ung thư. Nó được gây ra bởi các yếu tố phản ứng tự miễn trong cơ thể, dẫn đến tăng tiết nội tiết tố tuyến giáp và làm tăng hoạt động chuyển hóa.

    Bệnh cường giáp có phải ung thư không?

    Bệnh cường giáp có phải ung thư không?

    Bướu cường giáp là một loại bướu không ung thư. Điều trị bướu cường giáp thường bắt đầu bằng thuốc, và nếu có bướu tuyến giáp kèm theo, có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ bướu. Nếu bướu tuyến giáp lan toả, điều trị bằng phương pháp nội khoa kéo dài là cần thiết.

    Đối với những người mắc cường giáp và có bướu cổ to, sau khi điều trị tạm ổn, có thể cân nhắc phẫu thuật. Sau phẫu thuật, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Việc sử dụng iod trong giai đoạn này có thể làm tăng hoạt động tuyến giáp và gây tổn thương nghiêm trọng hơn.

    Đối với câu hỏi về nguy hiểm tình mạng, bướu cường giáp không gây nguy hiểm tới tính mạng. Điều trị bướu cường giáp và cường giáp được thực hiện để kiểm soát triệu chứng và bảo vệ sức khỏe tổng quát. Việc sử dụng i-ốt phóng xạ trong điều trị cường giáp đã được chứng minh là an toàn trong hơn 60 năm và không có sự tăng đáng kể về ung thư ở những người được điều trị bằng phương pháp này. Các phương pháp điều trị bằng phóng xạ i-ốt cũng an toàn cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

    5. Chuẩn đoán bệnh cường giáp

    Để chẩn đoán bệnh cường giáp, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp.

    Các xét nghiệm cần thiết bao gồm định lượng TSH, FT3 và FT4. Kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy sự tăng nồng độ FT4 và FT3, cùng với giảm TSH nếu bạn bị cường giáp. Có thể thêm các xét nghiệm khác như siêu âm tuyến giáp và siêu âm Doppler tuyến giáp để đánh giá kích thước tuyến giáp và tìm nguyên nhân của cường giáp.

    6. Phương pháp điều trị bệnh

    Phương pháp điều trị bệnh cường giáp

    Phương pháp điều trị bệnh cường giáp

    Đối với điều trị cường giáp, thường có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa. Bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc chẹn beta giao cảm hoặc thuốc an thần. Quan trọng là điều trị bệnh trong khoảng thời gian kéo dài từ 12-18 tháng và không tự ý ngừng thuốc khi không còn triệu chứng.

    Sau khoảng 2-4 tuần, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân thường sẽ cải thiện, và các xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng sẽ dần hồi phục, mặc dù TSH có thể cải thiện chậm hơn.

    Trong trường hợp bướu cổ to gây ảnh hưởng thẩm mỹ hoặc bướu tái phát nhiều lần, có thể sử dụng phương pháp ngoại khoa hoặc uống đồng vị iod phóng xạ để giải quyết.

    Cường giáp là một tình trạng rối loạn hormone tuyến giáp, có nhiều biểu hiện lâm sàng và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là cần thiết để tránh các biến chứng nguy hiểm. Khi gặp các dấu hiệu cảnh báo cường giáp, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

    Tham khảo những bài viết liên quan: 

    1. Sự Thật Về Căn Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp

    2. Ai Dễ Bị Ung Thư Tuyến Giáp?

    3. BMI Và Sức Khỏe

    4. 8 Loại Trái Cây Nhiệt Đới Tốt Cho Sức Khỏe

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com

    Zalo