Loại bỏ hôi miệng

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 10/3 - 30/4 - 1/59 9 Xét Nghiệm Bạn Nên Làm Sau Độ Tuổi 30 Để Kiểm Tra Tình Hình Sức Khỏe9 World Health Day 7/4/20249 GÓI TẦM SOÁT BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP - ƯU ĐÃI THÁNG 49 GÓI TẦM SOÁT NGUY CƠ ĐỘT QUỴ - ƯU ĐÃI THÁNG 49 GÓI KHÁM TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 4/20249 KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO DOANH NGHIỆP TẠI PKĐKQT YERSIN9 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN9 Bảo Lãnh Viện Phí Tại PKĐKQT YERSIN9 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN - BIỂU TƯỢNG CỦA NỤ CƯỜI9
Đặt lịch hẹn khám

Loại bỏ hôi miệng

    Sự thật là không thể chối cãi tình trạng hôi miệng đôi khi làm ta xấu hổ. May mắn thay có những bước sau giúp bạn kiểm soát được tình trạng hôi miệng

     

    Chìa khóa để hơi thở bạn trong sạch hơn

    Để đảm bảo rằng hơi thở của bạn sạch, điều quan trọng là phải giữ vệ sinh răng miệng tốt. Nếu bạn không đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, những phần nhỏ thực phẩm có thể bị kẹt trong miệng của bạn, thu hút vi khuẩn dẫn đến hôi miệng. Ngoài ra, các hạt thức ăn tích tụ giữa các răng, xung quanh nướu răng, và trên lưỡi có thể phân hủy, gây ra mùi hôi.


    Để ngăn chặn vấn đề này, Hiệp hội Nha khoa Mỹ (American Dental Association) khuyến cáo đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride ít nhất hai lần một ngày. Chải nhẹ nhàng và đặc biệt chú ý đến các đường viền nướu. Ngoài ra, sử dụng chỉ tơ nha khoa hoặc một dụng cụ làm sạch kẽ răng để làm sạch kẽ răng của bạn ít nhất mỗi ngày một lần. Chải lưỡi và vòm miệng của bạn của bạn cũng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi và các mảng bám. Nước súc miệng chỉ tạm thời át mùi hôi. Nó không có tác dụng lâu dài. Nếu bạn liên tục cần phải sử dụng nước súc miệng hoặc chất làm hơi thở thơm mát vì hơi thở hôi, đừng ngần ngại hỏi ý kiến nha sĩ của bạn.

    Vấn đề khác và cách giải quyết


    Một số yếu tố khác có thể đóng một vai trò trong hôi miệng. Chúng bao gồm:


    Bệnh nướu răng. Hôi miệng kéo dài mà không hết có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh nướu răng. Ngoài việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa, điều quan trọng là phải có khám răng định kỳ và cạo vôi răng kỹ lưỡng.

     


    Thực phẩm. Một số thực phẩm chắc chắn có thể ảnh hưởng đến hơi thở của bạn cho đến ba ngày sau khi ăn chúng, bao gồm hành, tỏi, và cà phê. Một khi thực phẩm được hấp thụ vào máu, nó được vận chuyển đến phổi. Ở đó, nó có thể tạo ra khí thở có mùi hôi. Đánh răng, dùng chỉ nha khoa, và sử dụng nước súc miệng có thể che dấu vấn đề này. Nhưng sự cải thiện là ngắn ngủi, và hôi miệng sẽ tiếp tục bị trở lại cho đến khi cơ thể bạn loại bỏ hết các thực phẩm này. Đối với một giải pháp lâu dài, bạn có thể cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn.

    Khô miệng. Nước bọt giúp ngăn ngừa hơi thở có mùi bằng cách rửa sạch những mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Khi bạn ngủ, sản xuất nước bọt chậm lại. Điều này làm cho nhiều người sáng thức dậy với hơi thở hôi. Khô miệng trong ngày có thể được gây ra bởi các vấn đề bệnh tuyến nước bọt, thở bằng miệng, hoặc dùng một số thuốc. Tùy thuộc vào nguyên nhân, nha sĩ của bạn có thể khuyên bạn nên uống nhiều nước, nhai kẹo cao su để kích thích dòng chảy nước bọt, hoặc dùng nước bọt nhân tạo.


    Hút thuốc. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến của hơi thở hôi và  thêm một lý do chính đáng để không hút thuốc. Nếu bạn là người hút thuốc, hãy hỏi nha sĩ hoặc bác sĩ của bạn để được giúp đỡ việc cai thuốc.


    Tình trạng y khoa. Hôi miệng cũng có thể là một dấu hiệu của một rối loạn y khoa, chẳng hạn như viêm xoang mãn tính, hội chứng chảy mũi sau, viêm phế quản mãn tính, đái tháo đường, các vấn đề tiêu hóa và gan hoặc bệnh thận. Nếu răng miệng bạn khỏe mạnh, bác sĩ của bạn có thể đề nghị đánh giá tình trạng bệnh y khoa để tìm nguyên nhân gây hôi miệng.

     

    Bác sĩ Nguyễn Đức Trình

    Chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

    Tham khảo một số bài viết liên quan:

    1. Mụn Nước Ở Miệng

    2. Tay Chân Miệng

    3. Ca 2: Lưu Ý Về Kỹ Thuật Khi Đặt Máy Soi Qua Miệng Thực Quản

    4. Trẻ Bị Tưa Miệng

    5. Giải Đáp Thắc Mắc Về Chăm Sóc Răng Miệng Ở Người Trung Niên Và Người Cao Tuổi - Phần 1

    6. Giải Đáp Thắc Mắc Về Chăm Sóc Răng Miệng Ở Người Trung Niên Và Người Cao Tuổi - Phần 2

    7. Giải Đáp Thắc Mắc Về Chăm Sóc Răng Miệng Ở Người Trung Niên Và Người Cao Tuổi - Phần 3
     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo