Ngành y 'ngồi trên lửa', dân hồn nhiên hỏi "Mers là bệnh gì?'

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự4 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin4 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI4 PKĐKQT YERSIN một trong những đơn vị đầu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo (A.I) trong nội soi tiêu hóa4 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN4
Đặt lịch hẹn khám

Ngành y 'ngồi trên lửa', dân hồn nhiên hỏi "Mers là bệnh gì?'

    “Trong khi dịch Mers – Cov đang diễn biến rất phức tạp tại Hàn Quốc, có thể xâm nhập Việt Nam bất cứ lúc nào nhưng đại đa số dân ta vẫn chưa có ý niệm gì về căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong trên 40% này.”, Ths – bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM lo lắng.

    Dân ngơ ngác khi hỏi về bệnh Mers

    Số người nhiễm bệnh Mers – Cov tại Hàn Quốc đang gia tăng rất nhanh, đã có 5 trường hợp không qua khỏi, hàng trăm trường học tại Hàn Quốc phải đóng cửa vì dịch bệnh. Mỗi ngày lượng hành khách từ Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam lên tới 3.000 người.

    Chúng ta hoàn toàn có thể bị Mers – Cov xâm nhập bất cứ lúc nào, thế nhưng đa số dân chúng vẫn chủ quan, không để ý, thậm chí chẳng có khái niệm gì về căn bệnh gây suy hô hấp, tỷ lệ tử vong còn cao hơn cả dịch Sars này.


    Diễn tập xử lý khi có ca nghi nhiễm tại sân bay. Ảnh: Thanh Huyền.

     

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: “Sáng nào họp chúng tôi cũng phải cập nhật thông tin về bệnh Mers cho nhân viên, rồi tuyên truyền mỗi ngày trong các buổi sinh hoạt với bệnh nhân. Tôi thấy nhiều phụ huynh chưa biết gì về bệnh Mers, chứng tỏ hiệu quả truyền thông chưa hiệu quả. Phải làm sao để dân biết, dân quan tâm, cảnh giác thì mới phòng, chống dịch được.”

     

    Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM sẽ là nơi tiếp nhận ca nhiễm Mers - Cov. Ảnh: Thanh Huyền.
     

    Theo bác sĩ Khanh, quan trọng nhất trong giai đoạn ngăn không cho Mers – Cov vào Việt Nam là phải tổ chức rà soát thật chặt chẽ từ phía sân bay. Ngành y tế và báo chí cần tuyên truyền để những người đến từ vùng dịch, trong đó có Hàn Quốc chủ động đeo khẩu trang và có ý thức bảo vệ những người xung quanh khi có biểu hiện ho, sốt và khai báo y tế nghiêm chỉnh.



    Phòng cách ly áp lực âm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: Thanh Huyền.


    Bên trong phòng áp lực âm. Ảnh: Thanh Huyền.

     

    Không phải chỉ riêng người dân trong nước chưa có khái niệm về bệnh Mers, một số khách du lịch từ nước ngoài trở về Việt Nam cũng thấy xung quanh mình, rất nhiều người chủ quan với căn bệnh này.

    Anh Nguyễn Mạnh Hùng, 43 tuổi, ngụ tại quận 7, vừa du lịch Thái Lan về chia sẻ: “Trong lúc ngồi chờ trong phòng cách ly ở sân bay, xung quanh tôi có rất nhiều người Hàn Quốc. Tôi lo lắng vì chưa thấy nhân viên sân bay có động thái nhắc nhở gì tới việc đeo khẩu trang cũng như làm cách nào phòng, tránh bệnh.”

    Chị Nguyễn Thị Mỹ, 34 tuổi, làm nghề kinh doanh trên địa bàn quận 5 tỏ vẻ ngơ ngác khi nghe hỏi về bệnh Mers – Cov. Chị Mỹ nói: “Mers là bệnh gì? Tôi có biết gì đâu. Làm ăn túi bụi làm gì có thời gian mà đọc báo…”

    Ngành y chạy đua với dịch bệnh nguy hiểm

    Người dân thì bình chân như vại, chưa có ý thức phòng, tránh bệnh, trong khi ngành y tế đang “nóng” như ngồi trên lửa.



    Nơi tiếp nhận bệnh nhân Mers - Cov tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Thanh Huyền.

     

    Bộ Y tế liên tiếp chỉ đạo các bệnh viện, kiểm tra công tác phòng, chống Mers – Cov. Các cuộc đi thực tế tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất nhanh chóng được tiến hành.

    Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết sở duy trì 4 máy đo thân nhiệt tại sân bay Tân Sơn Nhất.

    Lực lượng kiểm dịch y tế tại sân bay Tân Sơn Nhất có trên 30 người ứng trực, giám sát các hành khách về từ vùng dịch như Tây phi (Ebola) và các nước Trung Đông hay các nước đã phát hiện ca mắc bệnh MERS-Cov.

    Đối với công tác triển khai phòng chống dịch từ hướng bệnh viện, Sở Y tế TP.HCM giao cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới là nơi tiếp nhận, điều trị khi phát hiện ca nhiễm MERS-Cov. Bệnh viện Nhi Đồng 1, và Nhi Đồng 2 cũng sẽ vào cuộc trong trường hợp ca nhiễm MERS-Cov là trẻ em.

    Ngoài 3 bệnh viện nêu trên, tất cả các bệnh viện trên địa bàn TP. đều phải chủ động chuẩn bị sẵn một khu vực điều trị cách ly riêng cho bệnh nhân nghi ngờ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

    Ngoài các biện pháp đang triển khai nói trên, Sở Y tế còn tổ chức tập huấn để cập nhật thông tin mới nhất về bệnh MERS-Cov cho cán bộ y tế.

    Đặc biệt, Sở còn kiện toàn lại lực lượng cơ động phòng chống dịch, tất cả phải trong tư thế sẵn sàng (mỗi quận/huyện có từ 1 – 2 lực lượng cơ động).

    Bên cạnh đó, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là nơi tiếp nhận, điều trị bệnh nhân MERS-Cov; ngoài ra còn có nhiệm vụ chỉ đạo về chuyên môn, chi viện thuốc men, hỗ trợ các đơn vị y tế tuyến dưới khi cần.

    ------

    Chỉ trong hai ngày cuối tuần vừa qua Việt Nam đã ghi nhận 3 ca nghi nhiễm Mers – Cov. Rất may cả 3 trường hợp trên đã cho kết quả âm tính, xác định không mắc Mers.

    Nguy cơ Mesr – Cov xâm nhập Việt Nam rất cao. Người mắc MERS-Cov bệnh cảnh như bệnh viêm đường hô hấp cấp, sốt, ho, tức ngực.

    Ngoài ra bệnh nhân còn có dấu hiệu đường tiêu hóa như: tiêu chảy, suy tạng, và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thời gian ủ bệnh là 14 ngày.

    Hiện chưa có vắc – xin và thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh MERS-Cov. Bệnh nhân chủ yếu được điều trị triệu chứng, chăm sóc nâng đỡ thể trạng.

    Bệnh MERS-Cov có thể diễn tiến nặng ở người già, hay những người suy giảm miễn dịch.

    Đeo khẩu trang khi tới chỗ đông người, rửa tay bằng xà bông để phòng tránh bệnh. Những người về từ vùng dịch cần tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, khai báo y tế đầy đủ, nếu có biểu hiện ho, sốt cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được cách ly, điều trị kịp thời.

    ------

    Thanh Huyền

    (Nguồn vietnamnet http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/241879/nganh-y--ngoi-tren-lua---dan-hon-nhien-hoi--mers-la-benh-gi--.html)

    Tham khảo những bài viết liên quan:

    1. Hàn Quốc Thời Dịch MERS: Như Sống Trong Vùng Chiến Sự

    2. Thai Phụ Hàn Quốc Đầu Tiên Nhiễm MERS

    3. Cụ Bà 77 Tuổi Sống Sót Sau Một Tháng Chống Chọi Với Bệnh MERSc

    4. Châu Á Rúng Động Trước Nguy Cơ Bùng Phát Dịch MERS

    5. Cận Cảnh Cuộc Sống Của Người Hàn Quốc Khi Dịch MERS Tấn Công

    6. Thêm 2 Người Chết Vì MERS, Hàn Quốc Đóng Cửa Bệnh Viện

    7. Dịch MERS Lan Sang Châu Âu, Một Người Đức Tử Vong

    8. Bệnh Nhân Hàn Quốc Trốn Cách Ly Dọa Lây MERS Ra Cộng Đồng

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo