Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018, Việt Nam có khoảng 4.200 ca mắc mới ung thư cổ tử cung và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Ngoài bệnh ung thư vú, thì ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến thường gặp ở phụ nữ, đây cũng là mối quan tâm đặc biệt của chị em từ độ tuổi 30 trở lên.
Đối với ung thư cổ tử cung, sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng và cơ hội điều trị thành công cao. Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sỹ, cùng với đó, việc tiêm phòng vắc-xin cũng là cách phòng tránh và phát hiện sớm nhất bệnh ung thư cổ tử cung.
Nên lựa chọn phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung nào?
Hiện nay có 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến nhất là Pap và HPV. Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện kết hợp xét nghiệm HPV với xét nghiệm PAP giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, với xét nghiệm PAP, chúng ta có 2 loại, đó là Pap smear và Thinprep Pap.
Phân biệt xét nghiệm Pap smear và Thinprep Pap
Xét nghiệm Pap smear
Xét nghiệm này còn có tên là xét nghiệm Pap-smear hay xét nghiệm phết tế bào tử cung, cho phép phát hiện sớm các tế bào cổ tử cung có biến đổi bất thường. Sự xuất hiện của những tế bào này được coi là dấu hiệu tiền ung thư hoặc ở bệnh nhân ung thư giai đoạn khởi phát.
Xét nghiệm Pap kỹ thuật thường quy có giá trị tầm soát quan trọng, tuy nhiên, kỹ thuật này còn có một số nhược điểm:
– Tế bào bị sót trên dụng cụ thu mẫu sau khi phết lên lam kính “mất tế bào quan trọng”.
– Tế bào được bảo quản với chất lượng không ổn định “khó đánh giá tế bào”.
– Những tế bào cổ tử cung quan trọng thường bị che khuất bởi nhiều tạp chất “khó phát hiện tế bào bất thường”.
Xét nghiệm Thinprep Pap
Xét nghiệm Pap nhúng dịch thế hệ mới có thể PHÁT HIỆN sớm các tế bào biến đổi bất thường CHÍNH XÁC hơn nhờ vào những tiến bộ mới:
– Tế bào được thu nhận và xét nghiệm nhiều hơn do đó không bỏ sót tế bào bất thường.
– Tế bào được bảo quản tốt, luôn ổn định, giúp chuẩn đoán tốt hơn.
– Sau khi các tạp chất được li giải, tế bào được quan sát rõ ràng và độ chẩn đoán chính xác cao.
Sau khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung có hoạt động bình thường được không?
Phụ nữ sau khi thực hiện tầm soát ung thư hoàn toàn có thể vận động đi lại, ăn uống như bình thường. Có một số trường hợp âm đạo sẽ bị chảy máu sau khi xét nghiệm xong. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Chỉ khi máu chảy quá nhiều thì cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra.
>>> Tham khảo các bài viết liên quan
1. Tôi Nên Làm Gì Để Phòng Ngừa Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung Và Các Bệnh Khác Do HPV Gây Ra?
2. Tôi Nên Làm Gì Để Bảo Vệ Con Gái Mình Không Bị Ung Thư Cổ Tử Cung Và Các Bệnh Khác Do HPV Gây Ra?
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN
- Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 39 33 6688 Hotline: 0903.800.551
- Email: info@yersinclinic.com
- Website: www.yersinclinic.com