Tương tác thuốc với rượu

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự2 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI2 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin2
Đặt lịch hẹn khám

Tương tác thuốc với rượu

    Thuốc là một dạng hóa chất tổng hợp, do đó nó có thể tương tác với các chất khác là tất yếu. Để đạt được tác dụng như mong muốn, và tránh những tương tác gây hại, bạn cần tư vấn với bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, bạn cần thận trọng hơn khi uống thuốc cùng với rượu. Vì rượu thường có những tương tác gây hại với các thuốc kê toa hoặc không kê toa, thậm chí với các loại thảo dược.

    Sự tương tác rượu với thuốc có thể gây ra các triệu chứng sau:

    -    Buồn nôn hoặc nôn
    -    Đau đầu
    -    Xây xẩm
    -    Ngủ gật
    -    Mệt mỏi
    -    Tăng hoặc giảm huyết áp
    -    Hành vi bất thường
    -    Mất khả năng phối hợp động tác
    -    Các tai nạn


    Uống thuốc với rượu có thể tăng nguy cơ của nhiều biến chứng như:
    -    Tổn thương gan
    -    Vấn đề tim mạch
    -    Xuất huyết nội
    -    Suy hô hấp
    -    Trầm cảm


    Trong một số trường hợp, rượu có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Vài trường hợp khác, rượu có thể làm biến đổi tính chất của thuốc và làm hại hoặc thậm chí nhiễm độc cơ thể.

    (Ảnh minh họa: nguồn internet)


    Chỉ cần một lượng nhỏ, rượu có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc như: buồn ngủ, ngủ gật, choáng váng làm ảnh hưởng đến sự tập trung, khả năng vận hành máy móc hoặc lái xe,  dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng khác - đôi khi tử vong.


    Vì rượu có thể tương tác với hàng trăm các loại thuốc, bạn cần thận trọng đọc kỹ phần cảnh báo trong toa thuốc, hoặc để an toàn, bạn nên tư vấn với bác sĩ hoặc dược sĩ khi bạn muốn uống rượu chung với thuốc hoặc các thảo dược.


    Tương tác thuốc với rượu: Mối nguy hiểm đang gia tăng đáng kể


    Theo CDC, khoảng 2/3 người Mỹ trên 18 tuổi thỉnh thoảng có uống rượu. Khoảng 51% trong số họ uống khá thường xuyên (uống hơn 12 lần trong năm trước) và 13% là uống không thường xuyên (uống từ 11 lần trở xuống trong năm trước). Việc uống thuốc theo toa, thuốc không kê toa, thuốc có nguồn gốc thảo dược là rất phổ biến. Có thể do cơn đại dịch béo phì mà người Mỹ ở mọi độ tuổi đang phải điều trị nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, tăng mỡ máu. Người Mỹ có tuổi dùng khoảng 10 viên mỗi ngày, và những thuốc này đều có khả năng tương tác với  rượu. Nhóm tuổi càng cao, khả năng rắc rối vì tương tác giữa rượu với thuốc càng gia tăng.


    Người Mỹ lớn tuổi thuộc nhóm nguy cơ cao


    Ở những người lớn tuổi, uống rượu có thể gây tăng rủi ro té ngã với các chấn thương nghiêm trọng và tàn tật do sự mất thăng bằng. Ngoài ra, rượu còn gây khởi phát hay làm xấu đi khá nhiều bệnh về nội khoa.
    Uống  rượu cùng với nhiều loại thuốc cùng lúc càng làm phóng đại mức rủi ro. Vì mức chuyển hóa thấp hơn, sự phân giải  rượu ở những người lớn tuổi thường chậm hơn những thanh niên trẻ. Do đó, chất cồn tồn động trong cơ thể sẽ lâu hơn, và tăng thời gian tương tác với thuốc.


    Thậm chí người trên 65 tuổi dù uống rượu  ít hơn con số được khuyến cáo, nhưng vẫn có thể gặp nạn vì  tổng trạng của họ, các bệnh nội khoa kèm theo và các loại thuốc đang dùng.


    Các thuốc dễ tương tác với rượu


    Đa phần các thuốc đều có tương tác với rượu, bao gồm cả thuốc kê toa và không kê toa như sau


    -    Dị ứng, cảm lạnh, cúm
    -    Thuốc điều trị bệnh mạch vành
    -    Chống lo âu, động kinh
    -    Viêm khớp
    -    Chống đông máu
    -    Ho
    -    Trầm cảm
    -    Tiểu đường
    -    Phì đại tuyến tiền liệt
    -    Ợ nóng và khó tiêu
    -    Cao huyết áp
    -    Mỡ máu cao
    -    Nhiễm trùng
    -    Đau cơ
    -    Buồn nôn, say tàu xe
    -    Đau, sốt, viêm nhiễm
    -    Co giật
    -    Đau dữ dội do chấn thương, hậu phẫu, phẫu thuật vùng miệng, đau nửa đầu
    -    Mất ngủ


    Vài ví dụ thường gặp về tương tác của rượu như: với các thuốc tim mạch gây tim đập nhanh, thay đổi huyết áp đột ngột; với các thuốc kháng viêm không chứa corticoid làm tăng nguy cơ loét và xuất huyết dạ dày; với thuốc chống đông có thể gây xuất huyết nội; với các thuốc ngủ gây ra suy hô hấp, mất kiểm soát vận động, thay đổi hành vi.
    Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất là tổn thương gan khi dùng các thuốc giảm đau acetaminophen (thuốc không kê toa Tylenol và một số thuốc kê toa khác). Một số trường hợp gan bị tổn thương quá nặng, không điều trị bảo tồn được phải cần ghép gan để phục hồi.


    Một dạng tương tác nguy hiểm khác là sự kết hợp rượu với các thuốc chống dị ứng không kê toa và một vài loại thuốc có nguồn gốc thảo dược. Do đó, bạn cần phải thận trọng.


    Hướng dẫn giúp bạn phòng ngừa tương tác thuốc với rượu


    Mặc dù hầu hết các thuốc đều an toàn và hiệu quả khi sử dụng theo hướng dẫn, bạn nên đọc kỹ phần cảnh báo kèm theo trong toa thuốc. Nhiều loại thuốc giảm đau thường dùng như: thuốc ho, cảm, dị ứng có chứa hơn 1 thành phần có thể tương tác với rượu.


    Hãy thận trọng khi muốn uống rượu trong lúc đang dùng thuốc. Để đảm bảo an toàn, bạn nên cử rượu trước khi bác sĩ hoặc dược sĩ khẳng định là nó vẫn an toàn với thuốc đang dùng.


    Biên dịch từ nguồn WebMD

    (Nhóm biên dịch y khoa - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin)

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Thuốc GENERIC - Tại Sao Không?

    2. Thuốc Không Phải Là Kẹo

    3. Tản Mạn Về Cái Tâm Của Người Thầy Thuốc

    4. Những Điều Cần Biết Ngay Về "Kháng Kháng Sinh"
     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
     

     

    Zalo