Đột tử do bệnh tim

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự4 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin4 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI4 PKĐKQT YERSIN một trong những đơn vị đầu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo (A.I) trong nội soi tiêu hóa4 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN4
Đặt lịch hẹn khám

Đột tử do bệnh tim

    Đột tử không giống như nhồi máu cơ tim. Đột tử xảy ra khi hệ thống điện tim hoạt động mất kiểm soát, làm cho tim đập không đều và nhanh một cách kịch phát. Thay vì co-bóp đều đạn để bơm máu đến các vùng của cơ thể, buồng tim chỉ rung nhẹ mà thôi.

    Biện pháp hồi sức tim phổi cấp cứu (CPR)  có thể làm tim đập bình thường. Nếu không thực hiện kịp thời, cái chết sẽ đến trong vài phút. Vì vậy, đừng chờ đến khi triệu chứng biến mất, mà hãy đi cấp cứu càng sớm càng tốt.


    Điện tâm đồ (EKG)


    Điện tâm đồ ghi nhận lại hoạt động điện của tim. Khi làm điện tim, bác sĩ sẽ dán một số điện cực vào da trong vài phút. Sau khi đọc kết quả, bác sĩ sẽ biết được tim của bạn có đập bình thường hay không. Kết quả còn cho biết bạn đang bị nhồi máu cơ tim hay có dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cũ. Bác sĩ còn có thể so sánh những điện tâm đồ theo thời gian để theo dõi diễn tiến tình hình tim của bạn.


    Điện tâm đồ gắng sức


    Nghiệm pháp này đo lường xem tim của bạn hoạt động ra sao khi nó hoạt động hết mức. Bạn có thể đi trên máy chạy bộ hay đạp xe đạp, và cường độ tập sẽ tăng dần. Trong khi đó, bác sĩ sẽ theo dõi điện tâm đồ, nhịp tim và huyết áp của bạn để chắc rằng các cơ quan trong cơ thể bạn có được cung cấp đủ lượng máu hay không.


    Holter theo dõi 24h


    Thiết bị di động này ghi nhận lại nhịp tim của bạn. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có vấn đề về tim, bạn sẽ được chỉ định đeo thiết bị theo dõi này trong 1 hay 2 ngày. Nó sẽ theo dõi nhịp tim liên tục (không giống như đo điện tâm đồ, chỉ là ảnh chụp lại điện tim trong thời gian ngắn). Bác sĩ có thể cũng yêu cầu bạn ghi nhận tình trạng hoạt động và các triệu chứng xuất hiện trong thời gian này.


    Chụp X-quang ngực


    X quang chỉ dùng một lượng nhỏ phóng xạ để ghi lại hình ảnh của tim, phổi, xương ức. Bác sĩ dùng hình chụp này để tìm dấu hiệu của bệnh. Trong hình chụp này, chỗ phình to ở hình bên phải là một tâm thất trái, buồng bơm chính của tim.


    Siêu âm tim


    Xét nghiệm này sử dụng sóng âm để hiển thị hình ảnh và chuyển động của tim trong thời gian thật. Từ kết quả siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện tổn thương hay các điểm bất thường của buồng tim, van tim hay tuần hoàn của máu. Việc này giúp chẩn đoán bệnh và xem phương pháp điều trị bạn đang áp dụng tốt đến mức nào.


    Chụp cắt lớp vi tính hiển thị rõ hình ảnh X-quang của tim và mạch máu của tim. Máy tính sau đó sử dụng những hình ảnh này để tạo ra hình ảnh ba chiều. Các bác sĩ dùng hình ảnh này để tìm những chỗ có mảng xơ vữa hay canxi trong động mạch vành, cũng như vấn đề van tim hay các vấn đề tim mạch khác.


    Thông động mạch tim


    Trong thủ thuật này, bác sĩ đặt một ống dẫn hẹp, gọi là ống thông mạch máu, từ 1 mạch máu ở tay hay chân đi vào tim. Sau đó, bác sĩ bơm thuốc cản quang vào từng nhánh động mạch vành, làm cho các động mạch này hiển thị trong phim X-quang. Hình chụp phát hiện khu vực tắc nghẽn và cho phép đánh giá mức độ tình hình tắc nghẽn.


    Khi bạn bị bệnh tim


    Hầu hết các loại bệnh tim đều là bệnh mãn tính. Lúc đầu, những triệu chứng rất khó phát hiện và không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Nhưng nếu không quan tâm, những triệu chứng này sẽ dần dần trở nên nghiêm trọng hơn.


    Nếu tim của bạn bắt đầu yếu đi, bạn cảm thấy khó thở và mệt. Bạn có thể thấy bụng chướng lên và sưng phù mắt cá chân hay bàn chân. Trong nhiều trường hợp, điều trị lâu dài giúp bạn giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát. Bạn có thể chống lại chứng suy tim bằng thuốc, thay đổi lối sống, phẫu thuật hay ghép tim.


    Dùng thuốc


    Nhiều loại thuốc kê toa có thể giúp ích cho bạn. Một số giúp giảm huyết áp, nhịp tim và cholesterol. Thuốc khác thì kiểm soát nhịp tim bất thường hay ngăn ngừa máu đông. Nếu như bạn bị tổn thương do bệnh tim, một số thuốc khác có thể giúp hỗ trợ việc bơm máu của tim.


    Can thiệp mạch máu


    Trong quá trình làm thông tim, các bác sĩ có thể dùng một balloon đưa đến chỗ bị hẹp, bơm căng lên bằng hơi để nong làm cho mạch máu rộng hơn hoặc đặt một stent để giữ lòng mạch thông suốt.


    Phẫu thuật bắc cầu


    Nếu có 1 hay nhiều mạch máu bị tắc, các bác sĩ có thể cân nhắc làm phẫu thuật. Trước hết phải lấy một nhánh mạch máu lành lặn từ ngực, chân hay vùng bụng. Sau đó, nối tắt nhánh mạch này vào một đoạn động mạch vành bình thường để dẫn máu đi tắt qua vùng bị tắc nghẽn.
     

    Ai có nguy cơ bệnh tim?


    Nam giới thường hay bị nhồi máu cơ tim hơn là nữ giới, và ở độ tuổi khá trẻ. Nhưng nhồi máu cơ tim vẫn là sát thủ giết người số 1 ở cả 2 giới. Những người có tiền sử gia đình bệnh tim cũng có nguy cơ cao.


    Những việc bạn có thể kiểm soát được


    Những thói quen hằng ngày dưới đây có thể giảm thiểu nguy cơ bệnh tim.


    •    Tập thể dục thường xuyên (30 phút hầu hết mỗi ngày).
    •    Giữ cân nặng khỏe mạnh.
    •    Chế độ ăn cân bằng.
    •    Hạn chế thức uống có cồn (ở nữ mỗi ngày uống 1 ly, còn nam không quá  2 ly).
    •    Không hút thuốc.


    Nếu bạn bị tiểu đường, quan trọng là kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu như bạn có mỡ trong máu cao và huyết áp cao, làm mọi cách để kiểm soát tốt tình hình.


    Tại sao hút thuốc có hại cho tim?


    Nếu hút thuốc, nguy cơ bệnh tim của bạn tăng từ 2 – 4 lần. Bây giờ là thời điểm thích hợp để bỏ thuốc và nguy cơ bệnh tim của bạn sẽ bắt đầu giảm trong vòng 24 giờ.



    Dịch từ nguồn WebMD

    (Nhóm biên dịch y khoa - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin)

    Tham khảo những bài viết liên quan: 

    1. Bệnh Tim Mạch Là Gì?

    2. 12 Dấu Hiệu Nghi Ngờ Của Bệnh Tim Mạch.

    3. Khám Tim Mạch Ở Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin Bao Gồm Những Xét Nghiệm Nào

    4. Bạn Biết Gì Về Bệnh Tim?

    5. Khám Tim Mạch Là Khám Những Gì?

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo