Khám tim mạch là khám những gì?

GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 92 2 GÓI KHÁM SỨC KHỎE SINH VIÊN2
Đặt lịch hẹn khám

Khám tim mạch là khám những gì?

    Khi nào cần khám chuyên khoa tim mạch

    Bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ giúp chẩn đoán và điều trị những bệnh lý tim mạch và các yếu tố nguy cơ đi kèm như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, các rối loạn chuyển hóa (béo phì, béo bụng)… trước khi chúng gây ra biến chứng. 

    Nếu bạn nghi ngờ mắc có những triệu chứng tim mạch, tốt hơn hết nên đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn thuộc một trong số những đối tượng bên dưới, bạn nên gặp bác sĩ tim mạch để có hướng điều trị thích hợp, và chữa trị kịp thời:

    a. Bạn đã được chẩn đoán các bệnh lý tim mạch hoặc nguy cơ tim mạch

    Nếu đã từng mắc bệnh tim mạch trước đây, bạn cần thăm khám tim mạch định kỳ. Điều này giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe tim mạch của bạn và kịp thời can thiệp hoặc thay đổi phương pháp điều trị nếu cần thiết. Từ đó, giúp ngăn ngừa các biến chứng theo thời gian. Một số bệnh tim mạch bạn cần thăm khám thường xuyên cần theo dõi như:

    - Rối loạn nhịp tim

    - Rung nhĩ

    - Suy tim

    - Bệnh động mạch vành

    - Bệnh van tim

    - Cơn đau thắt ngực

    - Tăng huyết áp

    - Rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu)

    - Đái tháo đường (tiểu đường) và rối loạn dung nạp đường

    b. Bạn gặp các triệu chứng liên quan đến tim mạch

    Bạn nên đến khám tim mạch nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ gây ra bởi bệnh tim mạch. Các triệu chứng bao gồm:

    - Khó thở khi tập thể thao nặng hoặc làm việc nặng. Khó thở về đêm khi bị thức giấc, khó thở kèm theo ho nhiều.

    - Khó chịu hoặc đau thắt ngực (cơn đau thường xảy ra khi gắng sức hoặc về đêm, có thể kèm theo toát mồ hôi);

    - Hồi hộp, đánh trống ngực (cảm giác được tiếng đập của tim);

    - Sưng phù chân (đặc biệt thấy rõ ở mắt cá chân);

    - Thường chóng mặt vào buổi sáng, choáng váng hoặc bị ngất;

    - Da và niêm mạc thâm tím, đặc biệt ở các vị trí như môi, các đầu móng tay và móng chân. Khi ở giai đoạn nặng, có thể tím da toàn thân sau khi tập thể dục hoặc làm việc nặng.

    c. Bạn có hành vi lối sống có thể gây ra bệnh lý tim mạch

    Một số hành vi lối sống có thể gây ra bệnh lý tim mạch như:

    - Thừa cân, béo phì

    - Hút thuốc lá, thuốc lào

    - Lối sống tĩnh tại, ít vận động

    - Chế độ ăn nhiều: muối, chất béo bão hòa, phủ tạng động vật,…

     

    Khám tim mạch là khám những gì?

    Để giúp chính bản thân mình có sự chuẩn bị tốt hơn khi đi thăm khám tim mạch, bạn cũng cần nắm rõ các hạng mục khám khi đến khám tim mạch.

    Cụ thể, các nội dung thường có trong khám tim mạch gồm:

    - Khám lâm sàng: hỏi tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình, cân đo chiều cao và cân nặng, đo huyết áp,...

    - Chẩn đoán hình ảnh:

    + Điện tâm đồ: ghi lại hoạt động điện tim, xác định nguyên nhân đánh trống ngực, đau ngực.

    + Chụp X-quang tim phổi: tìm kiếm bất thường ở phổi, tim và các cơ quan lân cận.

    + Siêu âm tim: kiểm tra hoạt động và cấu trúc của tim để tìm kiếm dấu hiệu bất thường về nhịp đập, van tim, cơ tim,...

    - Xét nghiệm:

    + Công thức máu: cung cấp chỉ số có tác dụng đánh giá tổng trạng, phát hiện rối loạn về bạch cầu, thiếu máu, nhiễm trùng,... 

    + Đo lượng đường trong máu.

    + Mỡ máu: đánh giá các chỉ số Cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol và Triglyceride.

    + Acid Uric: nồng độ acid uric máu.

    + Chức năng thận: đo ure máu, Creatinine huyết thanh.

    + Men gan: qua chỉ số của 2 loại ezym  là AST và ALT để đánh giá chức năng gan.

    + Phân tích chỉ số nước tiểu.

    + Điện tim Holter ECG: chẩn đoán thiếu máu cục bộ cơ tim, cơ tim phì đại, suy tim,...

    - Đọc kết quả và tư vấn phương pháp điều trị

    Sau khi có kết quả của những kiểm tra ở trên, người bệnh sẽ được bác sĩ đọc kết quả và tư vấn cụ thể cho những trường hợp cần điều trị.

    Tổng hợp

     

    Tham khảo những bài viết liên quan: 

    1. Bệnh Tim Mạch Là Gì?

    2. 12 Dấu Hiệu Nghi Ngờ Của Bệnh Tim Mạch.

    3. Khám Tim Mạch Ở Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin Bao Gồm Những Xét Nghiệm Nào

    4. Đột Tử Do Bệnh Tim

    5. Bạn Biết Gì Về Bệnh Tim?

     

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.com
    • Website: www.yersinclinic.com

     

    Zalo