Khi nói đến bệnh tim mạch nói chung, hầu hết đều cảm thấy khá mơ hồ về những triệu chứng và những nhóm bệnh tim mạch thường gặp. Để có một trái tim khỏe mạnh, chúng ta không chỉ nên tìm hiểu kĩ về dấu hiệu bệnh, và thực hiện thay đổi lối sống cho phù hợp, mà còn nên hiểu về ý nghĩa của các loại xét nghiệm khi thực hiện khám định kỳ về tim mạch. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn xoay quanh vấn đề về bệnh tim.
Những bệnh tim mạch thường gặp ở người Việt
Bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành - Nguồn: internet
Thông thường, nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành là do sự lắng đọng của các khối lipid trong các động mạch vành. Bên cạnh đó, sự rối loạn nội mạc mạch máu cũng là một nguyên nhân làm tăng xơ vữa động mạch và dẫn đến co thắt động mạch vành.
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra bệnh động mạch vành, có thể kể đến như nồng độ cholesterol LDL cao, nồng độ cholesterol HDL thấp, người mắc bệnh tiểu đường, thường xuyên hút thuốc, ít hoạt động thể chất, béo phì là những đối tượng dễ mắc bệnh mạch vành.
Bệnh thiếu máu cơ tim
Bệnh thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim là tình trạng giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng đến cơ tim do các mảng xơ vữa động mạch, khiến máu khó lưu thông. Bệnh thiếu máu cơ tim có thể dẫn đến các biến chứng thường gặp như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim hay suy tim v.v. gây nguy hiểm đến tính mạng.
Suy tim
Suy tim là tình trạng xảy ra khi khả năng co bóp của trái tim bị suy yếu, dẫn đến lượng máu được bơm đến các cơ quan trong cơ thể chậm hơn và không đầy đủ.
Những người mắc một số bệnh lý thường gặp như cao huyết áp, cường giáp, tan máu cấp tính v.v. là đối tượng dễ mắc suy tim nhất. Khi bị suy tim, người bệnh có thể gặp những triệu chứng điển hình như mệt mỏi ho khan, phù nề, ngực đau thắt hay thường xuyên khó thở.
Động mạch ngoại biên
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh động mạch ngoại biên thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Những người thường xuyên hút thuốc lá, mắc bệnh tiểu đường, nồng độ cholesterol LDL cao, có tiền sử gia đình mắc bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp, béo phì thường có xu hướng mắc bệnh động mạch ngoại biên nhiều hơn. Đối với một số người, bệnh sẽ không có triệu chứng điển hình, tuy nhiên, đối với một số khác, có thể gặp một vài triệu chứng có thể kể đến như: đau mạn tính, đau kiểu chuột rút ở bắp chân, tê bì chân tay v.v.
Ai cần tầm soát bệnh tim mạch
Như vậy, một số triệu chứng điển hình của những người mắc bệnh tim mạch thường gặp là: khó thở, đau tức ngực, phù nề, thường xuyên mệt mỏi, ho dai dẳng, thở nhanh, nhip tim nhanh và không đều. Nếu bạn thường có những triệu chứng như trên, hoặc thuộc một trong những đối tượng sau, thì khám tim mạch là một điều nên làm:
- Người mắc bệnh cao huyết áp
- Người mỡ máu cao
- Bệnh nhân đái tháo đường
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch
Tầm soát tim mạch tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin
Bởi các dấu hiệu bệnh tim thường chỉ xuất hiện thoáng qua, khiến chúng ta chủ quan, lơ là; cho đến khi những triệu chứng nặng xuất hiện thì lúc đó bệnh tim đã ở giai đoạn phức tạp và khó điều trị, tốn kém tiền bạc. Chính vì lý do đó, với những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng sống và tính mạng của nhiều người, tầm soát tim mạch định kỳ là việc làm cần thiết để phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn như rối loạn nhịp tim hay rối loạn lipid máu v.v. Thông qua đó, bác sĩ có thể phát hiện sớm các bệnh về tim, từ đó đề xuất phương án thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng và hướng điều trị thích hợp.
Thông thường, bạn nên đi tầm soát tim mạch định kỳ 1 lần mỗi năm, thế nhưng, nếu thuộc đối tượng nguy cơ cao, bạn nên tầm soát 2 lần 1 năm để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Khám tim mạch tại PKĐKQT Yersin
Tầm soát tim mạch tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin bao gồm những xét nghiệm nào?
Tại PKĐKQT Yersin, khám tim mạch sẽ bao gồm các hạng mục khám lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa, chẩn đoán hình ảnh, và tư vấn từ bác sĩ:
- Khám lâm sàng: Tìm hiểu tiền sử bệnh lý trong gia đình, đánh giá thể trạng, chỉ số khối BMI của cơ thể
- Khám chuyên khoa tim mạch
- Thực hiện các xét nghiệm bao gồm: xét nghiệm công thức máu, đường máu, mỡ máu (Cholesterol, HDL, LDL, triglyceride), chức năng thận, chức năng gan và tổng phân tích nước tiểu.
- Chẩn đoán hình ảnh:
- Đo điện tâm đồ ECG: Phát hiện các rối loạn nhịp tim không có triệu chứng ở những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, suy tim v.v.
- Chụp X-quang tim phổi: Phát hiện các bất thường ở tim, phổi và các cơ quan xung quanh.
- Siêu âm tim: Đánh giá chứng phì đại thất trái, bệnh cơ tim phì đại hoặc bệnh cơ tim hạn chế, suy tim nặng, viêm màng ngoài tim co thắt, và hở van động mạch…
- Sau khi có các kết quả sinh hóa và hình ảnh, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn kết quả và kê toa (nếu có)
Liên hệ với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin để được tư vấn về các bệnh lý liên quan đến Tim mạch.
Tham khảo những bài viết liên quan:
2. 12 Dấu Hiệu Nghi Ngờ Của Bệnh Tim Mạch.
3. Khám Tim Mạch Là Khám Những Gì?
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN
- Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 39 33 6688 Hotline: 0903.800.551
- Email: info@yersinclinic.com
- Website: www.yersinclinic.com