Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS - Polycystic Ovary Syndrome)

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự2 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI2 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin2
Đặt lịch hẹn khám

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS - Polycystic Ovary Syndrome)

    Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS - Polycystic Ovary Syndrome) là một tình trạng rối loạn hormone gây ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ. Một tên gọi khác của bệnh là hội chứng Stein-Leventhal.

     

    Trong mỗi người đều có một lượng hormone nam và nữ nhất định. Với phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang PCOS, số lượng hormone nam nhiều hơn bình thường. Điều này sẽ dẫn đến rối loạn chức năng của hai buồng trứng. Cụ thể, bệnh nhân hay có nguy cơ kinh nguyệt không đều, mất kinh, và hình thành rất nhiều nang trong buồng trứng (hình xâu chuỗi hạt trai). PCOS cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây vô sinh.

     

    PCOS tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng điều trị được.

     

    Triệu chứng

     

    Người có PCOS có khuynh hướng tăng cân, đặc biệt là tăng vòng eo và rất khó khăn để giảm. Các đặc điểm dễ nhận dạng khác là tóc mỏng, lông rậm, nổi mụn, xuất hiện mảng nám da. Cũng có thể có triệu chứng đau vùng chậu và trầm cảm.

     

    Nguyên nhân

    Các bác sĩ cũng chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến PCOS, tuy nhiên các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng nồng độ Insulin cao là nguyên nhân chính gây bệnh. Phụ nữ quá cân hoặc có khuynh hướng tăng cân thì có nguy cơ cao hơn.

     

    Mặt khác, yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò. Nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái có PCOS, thì bạn có nhiều khả năng bị hơn. Hầu hết chẩn đoán PCOS rơi vào các cô lứa tuổi 20-30. Tuy nhiên, thậm chí các bé gái 11 tuổi chưa có kinh cũng có thể bị PCOS.

     

    Chẩn đoán

     

     

    Triệu chứng của PCOS có thể thấy trong khoảng 5 triệu phụ nữ (Mỹ). Để chẩn đoán PCOS, bệnh nhân phải có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau:

    - Kinh nguyệt không đều và thất thường.
    - Nồng độ của hormone đặc thù cao.
    - Có hơn 12 nang trong mỗi buồng trứng.
    Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn. Bác sĩ sẽ hỏi thêm về tiền sử gia đình, khám lâm sàng và cho làm xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh lý khác, trước nhất là bệnh lý về tuyến giáp.

     

    Điều trị

    Một số thuốc sẽ giúp làm giảm triệu chứng. Ngoài ra, đôi khi bác sĩ sẽ kê toa cho bạn sử dụng thuốc ngừa thai giúp điều hòa kinh nguyệt và hormone. Metformin là thuốc điều trị đái tháo đường nhưng sẽ giúp làm giảm nồng độ hormone nam. Thuốc Spironolactone (Aldactone) cũng có tác dụng tương tự. Để loại bỏ tình trạng rậm lông có thể dùng kem y khoa và laser liệu pháp.

     

    Các điều trị tự nhiên

    Giảm cân là một trong cách tốt nhất bạn có thể thực hiện. Bên cạnh đó còn giúp chu kỳ kinh nguyệt bình thường, giảm mọc lông và trầm cảm. Hơn thế, dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Hãy chú ý đến những thực phẩm có thể chuyển hóa thành đường và insulin, giống chế độ ăn cho người đái tháo đường vậy. Vấn đề còn lại là tập thể dục để giúp tim hoạt động tốt, cũng như nâng tạ để giúp tăng sức cơ, đồng thời giúp kiểm soát cân nặng, stress và cảm xúc. Nên bỏ thuốc lá.

     

    Điều trị vô sinh

    Trong 1 nghiên cứu nhỏ về vô sinh ở phụ nữ có PCOS, nếu giảm được trên 5% cân nặng thì có khả năng có thai hoặc chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn hơn. Thuốc điều trị vô sinh gây ra do PCOS như clomiphene sẽ kích thích rụng trứng trưởng thành. Ngoài ra bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự hoặc áp dụng thụ tinh trong ống nghiệm.

     

    Có thai

     

    Bác sĩ cần kiểm tra các dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ, cao huyết áp, khả năng sinh sớm. Nghiên cứu gần đây cho rằng, thuốc điều trị đái tháo đường metformin sẽ ngăn chặn được các bệnh lý liên quan đến thai kỳ.

    Các bé được sinh ra từ các bà mẹ có PCOS khả năng nằm dưỡng nhi sẽ lâu hơn.

     

    PCOS ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

    Khi bị PCOS các quý cô nên đến gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra sức khỏe. Vì các cô sẽ có nhiều nguy cơ bị:

    - Mỡ máu cao có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch, cao huyết áp và nhồi máu cơ tim

    - Kháng insulin, hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường type 2

    - Béo phì

    - Ngưng thở khi ngủ

    - Rối loạn tâm thần như: trầm cảm, rối loạn lưỡng cực

    - Ung thư nội mạc tử cung nhất là khi các cô lớn tuổi

     

    Biên dịch từ nguồn WebMD

    Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    Tham khảo thêm những bài viết bên dưới:

    1. Tôi Nên Làm Gì Để Phòng Ngừa Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung Và Các Bệnh Khác Do HPV Gây Ra?

    2. Tôi Nên Làm Gì Để Bảo Vệ Con Gái Mình Không Bị Ung Thư Cổ Tử Cung Và Các Bệnh Khác Do HPV Gây Ra?

    3. Ung Thư Cổ Tử Cung

    4. Phân Biệt Xét Nghiệm Pap Smear Và Thinprep Pap Trong Tầm Soát Ung Thư Cổ Từ Cung

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com

     

    Zalo