Nổi mẫn ngứa ở trẻ em

GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ - ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT2 THÁNG 10 NƠ HỒNG - ĐỒNG HÀNH CÙNG 2 GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 102
Đặt lịch hẹn khám

Nổi mẫn ngứa ở trẻ em

    Mẫn ngứa ở trẻ em có thể làm bạn lo lắng nhưng thật ra đây là một vấn đề khá phổ biến và thường không nghiêm trọng nếu không đi kèm với các triệu chứng khác.

    Hãy đưa trẻ đến bác sĩ nếu trẻ:


    ⦁    Dưới 6 tháng tuổi.
    ⦁    Có sốt đi kèm với nổi mẫn
    ⦁    Có rỉ dịch từ mảng mẫn, hoặc có biểu hiện đỏ, phù nề, ẩm ướt. Các dấu hiệu này có thể là triệu chứng của nhiễm trùng.
    ⦁    Nổi mẫn lan ra qua khỏi vùng mặc tả.
    ⦁    Nổi mẫn nhiều ở những vùng nếp gấp.
    ⦁    Tình trạng nổi mẫn không tiến triển tốt sau 2 ngày.
    ⦁    Mảng mẫn bị lột da, hay bong tróc, đặc biệt xuất hiện ở lòng bàn tay hay bàn chân.
    ⦁    Có những chấm nhỏ đỏ li ti trên da, và không bị mờ khi ấn vào.
    ⦁    Trông trẻ không khỏe hay ăn uống kém.
    ⦁    Xuất hiện những mảng mề đay.
    ⦁    Xuất hiện những vết bầm không phải do chấn thương.

     

    Tìm nguyên nhân
    ⦁    Cố gắng tìm ra nguyên nhân liệu có phải là do tiếp xúc với những chất kích thích như dây thường xuân độc, hóa chất, xà phòng, nữ trang xi mạ, hoặc một thú cưng nào đó.
    ⦁    Có phải do trẻ bị hâm tả không? Nếu bạn đảm bảo rằng trẻ được thay tả thường xuyên và có thoa kem chống hâm sau khi vệ sinh vùng này, nhưng tình trạng nổi mẫn vẫn không có tiến triển tốt, thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ.


    Giữ sạch da

     

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)


    ⦁    Dùng xà phòng mềm để tắm rửa vùng nổi mẫn. Chú ý đừng dùng bàn chải. Sau đó xối nước ấm nhẹ nhàng để làm sạch xà phòng.

    ⦁    Tốt hơn nên chậm nhẹ để làm khô vùng nổi mẫn, không nên chà sát.
    ⦁    Không che phủ vùng nổi mẫn.

    Điều trị triệu chứng

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)


    ⦁    Dùng khăn hay vải ướt đắp lên vùng nổi mẫn để giảm đau và giảm ngứa.
    ⦁    Cắt gọn gàng móng tay cho trẻ để giúp trẻ không cào gãi làm xây xát vùng nổi mẫn.
    ⦁    Mang găng tay mềm cho trẻ vào ban đêm để tránh cào xước.


    Biên dịch từ nguồn WebMD
    (Nhóm Biên dịch Y khoa - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin)

    Tham khảo những bài viết liên quan:

    1. Trẻ Em Cũng Đau Dạ Dày

    2. Dấu Hiệu Chảy Máu Cam Ở Cô Gái 14 Tuổi Cứu Cả Gia Đình

    3. TIÊM CHỦNG KHI TRẺ BỆNH

    4. Bệnh Rubella Và Dị Tật Bẩm Sinh Ở Trẻ Sơ Sinh

    5. TRẺ SỐT, BA MẸ CẦN LÀM GÌ?

    6. HIỂU THÊM VỀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY PHÁT BAN Ở TRẺ EM

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo