Một số trẻ đến lịch hẹn tiêm vắc-xin lại có biểu hiện bệnh như sốt, cảm, ho, sổ mũi. Phụ huynh lo lắng rằng liệu trẻ có thể nhận vắc-xin trong lúc bệnh hay nên chờ cho đến khi bệnh hết hoàn toàn. Sau đây là một số khuyến cáo của bác sĩ giúp các phụ huynh hiểu rõ hơn vấn đề này, nhằm cho con trẻ nhận được vắc-xin sớm ngay khi có thể để phòng tránh được các bệnh lý nguy hiểm.
1. Trẻ vẫn có thể được tiêm vắc-xin khi bệnh và sốt ở mức độ nhẹ. Bệnh nhẹ không ảnh hưởng đến sự đáp ứng của cơ thể với vắc-xin. Con bạn vẫn có thể tiêm vắc-xin nếu chúng có các biểu hiện sau:
+ Sốt nhẹ (Dưới 101 độ F tương đương dưới 38.3 độ C).
+ Cảm, ho, sổ mũi.
+ Nhiễm trùng tai (Viêm tai giữa cấp).
+ Tiêu chảy nhẹ.
- Vắc-xin không làm bệnh nhẹ trở nên trầm trọng hơn.
- Trẻ đang uống kháng sinh vẫn có thể tiêm vắc-xin.
2. Bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến sự đáp ứng vắc-xin mà trẻ được tiêm, nên trì hoãn tiêm vắc-xin.
Trẻ bệnh mức độ vừa và nặng dù có sốt hay không sốt, nên chờ cho đến khi bệnh cải thiện để tiêm vắc-xin.
3. Trẻ có thể không được tiêm vắc-xin nếu có tình trạng sau:
+ Bệnh mạn tính (Ví dụ Ung thư)
+ Suy giảm miễn dịch (Hóa trị hay dùng thuốc sau cấy ghép tạng)
+ Đã từng dị ứng với liều vắc-xin trước hoặc dị ứng với một trong các thành phần của vắc-xin (Có biểu hiện khó thở, tím tái, sốc,… sau tiêm)
Nếu con bạn có bệnh lý nặng hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định vắc-xin nào trẻ có thể tiêm, chưa nên tiêm trong mỗi lần thăm khám và cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
BÁC SĨ NGUYỄN THỊ HẢI THANH - CHUYÊN KHOA NHI
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN
Nguồn CDC
Tham khảo những bài viết liên quan:
2. Dấu Hiệu Chảy Máu Cam Ở Cô Gái 14 Tuổi Cứu Cả Gia Đình
5. Cách Nhận Biết Và Phòng Bệnh Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em
7. HIỂU THÊM VỀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY PHÁT BAN Ở TRẺ EM
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN
- Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 39 33 6688 Hotline: 0903.800.551
- Email: info@yersinclinic.vn
- Website: www.yersinclinic.com