Quan điểm mới về chích ngừa HPV

MIỄN PHÍ 100% PHÍ KHÁM TẠI YERSIN - MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/20243 PKĐKQT YERSIN một trong những đơn vị đầu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo (A.I) trong nội soi tiêu hóa3 Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày - Đại Tràng - Đại Trực Tràng - Ưu đãi tháng 113 GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 113
Đặt lịch hẹn khám

Quan điểm mới về chích ngừa HPV

    Từ tháng 10/2011, Cơ quan kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật của MỸ (CDC) đã đưa ra khuyến cáo mới trong việc chích ngừa HPV. Có những thay đổi gì và khả năng áp dụng ở Việt Nam như thế nào?

    1.HPV là gì?

    HPV (human papillomavirus) là loại virus lây truyền qua quan hệ tình dục phổ biến nhất. Có hơn 150 loại HPV khác nhau nhưng trong đó có 40 loại HPV gây lây nhiễm ở cơ quan sinh dục và vùng miệng, họng. Điểm đặc biệt của nhiễm HPV là không gây triệu chứng gì trong đa số trường hợp. Do đó, phần lớn người bị nhiễm cũng không biết là mình đã bị bệnh. Người ta ước tính ¾ nhóm người trong độ tuổi có hoạt động tình dục đã từng 1 lần bị nhiễm HPV. Diễn tiến tự nhiên cũng có thể tự khỏi sau nhiều năm.

     

    2. Vì sao bị nhiễm HPV?

    HPV bị nhiễm qua các hoạt động tình dục, có thể đồng giới hay khác giới, có thể theo cách bình thường hay qua quan hệ kiểu miệng. Cơ chế lây HPV giống với HSV (Herpes) là lây trực tiếp từ da qua da, không giống với cơ chế lây của HIV là cần có sự tiếp xúc giữa chất dịch với niêm mạc hay da bị tổn thương. Điều đó dẫn đến một hệ quả quan trọng là Condom chỉ làm giảm nhưng không thể có ngăn ngừa một cách tuyệt đối nhiễm HPV (và HSV). Cách duy nhất ngăn ngừa chắc chắn là chỉ duy trì quan hệ với một người không bị HPV.

     

    Một cơ chế lây khác ít gặp hơn là mẹ có thể truyền cho bé trong quá trình sinh nở. Trong trường hợp này, tổn thương bệnh của bé chủ yếu ở vùng hầu họng.

     

    3.Các bệnh liên quan đến nhiễm HPV

    Có 2 nhóm bệnh liên quan đến nhiễm HPV:

     

    -Các nốt hay mảng mào gà: Các nốt sùi ở cơ quan sinh dục hay ở miệng. Tuy xem có vẻ ghê gớm nhưng những tổn thương này lại gây ra bởi nhóm HPV nguy cơ thấp (type 6 và 11)

     

    -Các lọai ung thư liên quan đến HPV: hầu như tất cả các ung thư cổ tử cung đều gây ra bởi HPV trong đó 70% liên quan đến type 16 và 18. Ở nam. HPV có liên quan đến ung thư vùng miệng-họng và dương vật. Với việc sử dụng vaccine ngừa HPV rộng rải ở nữ, nhóm ung thư miệng- họng ở nam có xu hướng ngày càng lấn lướt ung thư cổ tử cung ở nữ.

     

     

    4.HPV có trị được không?

    Câu trả lời là không. HPV chỉ có thể ngừa, không thể trị. Các tổn thương liên quan như mào gà, ung thư thì có thể điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật hay thay thế phẫu thuật.

     

    5.Ai nên chích ngừa HPV?

    • Nữ giới từ 9 đến 26 tuổi nên được chích ngừa HPV nếu chưa nhiễm.
    • Nên chích ngừa sớm để đạt được hiệu ứng miễn dịch tốt nhất.
    • Nên chích ngừa trước khi có hoạt động tình dục.
    • Thời điểm khuyến cáo là khi trẻ 11-12 tuổi.
    • Việc chích vaccine sau 26 tuổi không cho thấy có lợi ích rõ ràng trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Vì thế, không được khuyến cáo.

     

    6.Việc chích ngừa thực hiện ra sao?

    Có hai loại thuốc phổ biến là Gardasil và Cervarix. Cần chú ý là Gardasil phòng ngừa HPV type 6,11,16,18 - có tác dụng ngăn ngừa cả u sùi mào gà và ung thư cổ tử cung trong khi Cervarix chỉ phòng ngừa type 16,18 liên quan đến ung thư cổ tử cung. Gardasil dùng được cho nam giới trong khi Cervarix chưa có thông tin rõ ràng.

     

    Cả hai thuốc đều được chích làm 3 lần trong 6 tháng (0,2,6 tháng) gần giống như chích ngừa viêm gan B.

     

    7.Quan điểm mới của CDC

    Trước đây, việc chích ngừa HPV chỉ được khuyến cáo cho trẻ nữ. Từ thàng 10/2011 CDC đề nghị chích ngừa cho các trẻ nam từ 11-12 tuổi. Nếu lớn hơn và chưa nhiễm HPV, vaccine có thể dùng cho đến giới hạn là 21 tuổi, có thể 26 đối với một số đối tượng đặc biệt như nam quan hệ đồng giới hoặc có suy giảm miễn dịch.

     

    8/Thực tế ở Việt Nam:

    Trước hết, cần biết là vaccine ngừa HPV đã được công nhận về khả năng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Vấn đề là dân ta thường không muốn nhìn xa và khi đến độ tuổi lo lắng về ung thư cổ tử cung thì việc chích ngừa HPV … đã quá trễ.

     

    Thứ hai, vaccine ngừa HPV không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Vì thế, chỉ những bậc cha mẹ có kiến thức và có một sự quan tâm nhất định, hoặc có được một bác sĩ gia đình cẩn thận thì mới chú ý về chuyện chích ngừa HPV cho các cháu gái. Chi phí chích ngừa HPV cũng khá cao.

     

    Thứ ba, các bậc cha mẹ ở Việt Nam có xu hướng lãng tránh những vấn đề liên quan đến tình dục khi các cháu còn nhỏ và cứ nghĩ rằng đến 20,21 tuổi thì các cháu mới bắt đầu có “sex”. Điều này hơi… sai lầm trong thời đại ngày nay. Vì thế, khuyến cáo của Mỹ đề nghị chích ngừa trẻ nữ 11-12 tuổi vẫn hoàn toàn hợp lý trong hoàn cảnh ở ta.

     

    Cuối cùng, quan điểm mới về việc chích ngừa trẻ nam xem ra khó mà thực hiện. Mối liên quan giữa HPV và các ung thư ở nam giới không rõ và mạnh như ở nữ và việc chích ngừa trẻ nam phần nhiều là để giảm việc lây lan cho giới nữ sau này. Do đó, có lẽ chỉ có một số ít bậc cha mẹ cảm thấy điều này là cần thiết.

     

    TS.BS Võ Xuân Quang

    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

    Tham khảo những bài viết liên quan:

    1. Tôi Nên Làm Gì Để Phòng Ngừa Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung Và Các Bệnh Khác Do HPV Gây Ra?

    2. HPV Và Ung Thư

    3. Tôi Nên Làm Gì Để Bảo Vệ Con Gái Mình Không Bị Ung Thư Cổ Tử Cung Và Các Bệnh Khác Do HPV Gây Ra?

    4. Ngăn Ngừa Và Tầm Soát HPV

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo