1. Tăng cân và béo phì
Nếu bạn thường xuyên ăn nhanh và nhiều, có thể bạn đang bị rối loạn ăn uống (binge eating disorder viết tắc là BED). Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn về nhiều mặt, tuy nhiên kết quả dễ thấy nhất là gây tăng cân và béo phì. 2/3 người có BED là những người béo phì, mặc dù người có thể trạng trung bình cũng có nguy cơ mắc phải.
2. Bạn sẽ làm gì khi bị tăng cân?
Lập mục tiêu giảm cân nặng thừa. Bạn sẽ đạt được cân nặng hợp lý nếu tập thể dục, kiểm soát khẩu phần ăn và lựa chọn thực phẩm phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng cần có liệu pháp điều trị cho chứng rối loạn này. Bác sĩ sẽ giúp bạn chọn phương pháp phù hợp.
3. Đái tháo đường type 2
Ăn uống quá độ có nguy cơ dẫn đến đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể không thể sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả, gây khó kiểm soát nồng độ đường trong máu. Theo thời gian, tình trạng này gây tổn thương thận, mắt và tim.
4. Làm sao để kiểm soát bệnh đái tháo đường?
Biết nhiều về bệnh đái tháo đường thì khả năng kiểm soát bệnh lý này sẽ tốt hơn. Bạn cần theo dõi đường huyết, có chế độ ăn hợp lý cũng như năng tập thể dục. Mặt khác, có thể dùng thuốc để hỗ trợ điều trị đái tháo đường, tuy nhiên không phải ai cũng cần dùng thuốc.
5. Trầm cảm và lo lắng
Rối loạn ăn uống thường đi đôi với tinh thần bất ổn. Các bác sĩ nghĩ rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn ăn uống. Do đó, cũng khó chắc chắn rằng trầm cảm là nguyên nhân gây ra rối loạn này. Tuy nhiên, những người phàm ăn thường có cảm giác xấu hổ, mặc cảm. Nên hầu hết họ hay che giấu.
6. Làm sao kiểm soát được tâm trạng bất ổn?
Dinh dưỡng tốt, tập thể dục và ngủ đủ giấc. Vì đây là những thói quen không những tốt cho sức khỏe, mà còn giúp chống lại cảm giác lo lắng và trầm cảm. Tuy nhiên, cũng nên tìm đến các chuyên gia sức khỏe tâm lý, họ sẽ có phác đồ điều trị bằng liệu pháp nói chuyện cũng như kết hợp với thuốc chống trầm cảm, hoặc một số thuốc khác, nhằm giúp bạn cải thiện tốt hơn.
7. Vấn đề tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích hay chứng nóng rát lồng ngực kéo dài thường xảy ra ở người phàm ăn. Các triệu chứng đó cũng liên quan với tình trạng tăng cân và béo phì. Vì thế bác sĩ cũng không chắc liệu chứng rối loạn này và tình trạng béo phì có phải là nguyên nhân không.
8. Điều trị chứng nóng rát lồng ngực và hội chứng kích thích đường tiêu hóa
Chứng nóng rát lồng ngực nếu không được cải thiện tốt hơn sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như tổn thương thực quản. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị ợ nóng từ 2 lần/ tuần trở lên. Có thể bác sĩ sẽ kê toa cho bạn hoặc có thể chuyển bạn đến chuyên khoa tiêu hóa. Với hội chứng kích thích đường ruột, một chế độ ăn hợp lý kết hợp với giảm stress sẽ có ích, tuy nhiên cũng cần thuốc hỗ trợ.
9. Sỏi túi mật
Có nhiều vấn đề về sức khỏe có liên quan đến BED như béo phì, mỡ máu cao, tăng hoặc giảm cân quá mức cũng góp phần làm tăng nguy cơ sỏi túi mật. Túi mật là một túi nhỏ nằm dưới gan. Bệnh phổ biến ở bộ phận này là sỏi túi mật, do sự tích tụ cholesterol hoặc sắc tố mật tạo nên.
10. Điều trị sỏi túi mật
Bác sĩ có thể sẽ phẫu thuật lấy sỏi hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Đôi lúc bác sĩ sẽ điều trị nội khoa, nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài.
11. Đột quỵ và bệnh tim mạch
BED thường dẫn đến cao huyết áp và mỡ máu cao. Đây cũng nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ cũng như các bệnh lý tim mạch. Vì khi huyết áp cao kéo dài sẽ làm căng các mạch máu, và mỡ máu cao là thủ phạm tạo huyết khối động mạch.
12. Thay đổi lối sống để tim khỏe mạnh
Ngưng hút thuốc, giảm cân nặng thừa, tập thể dục thường xuyên để giảm huyết áp, giảm mỡ máu. Chế độ ăn nên có nhiều rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, protein. Đồng thời bác sĩ có thể kê toa giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol.
Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin
Nguồn WebMD
(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)
Xem thêm những bài viết liên quan:
1. Béo Phì Và Gan Nhiễm Mỡ - Mối Họa Tiềm Ẩn Cho Sức Khỏe Cộng Đồng
2. 9 Loại Thực Phẩm Giúp Bạn Giảm Cân
3. Xử Trí Khi Bị Ngộ Độc Thực Phẩm
6. Các Loại Thực Phẩm Tốt Cho Gan
7. Các Thực Phẩm Không Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN
- Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 39 33 6688 Hotline: 0903.800.551
- Email: info@yersinclinic.vn
- Website: www.yersinclinic.com