Các Thực Phẩm Không Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa

GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ - ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT2 THÁNG 10 NƠ HỒNG - ĐỒNG HÀNH CÙNG 2 GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 102
Đặt lịch hẹn khám

Các Thực Phẩm Không Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa

    1. Các món chiên (rán)

    Các món này chứa nhiều chất béo và có khả năng gây tiêu chảy. Nước xốt đậm đặc, mỡ động vật, món tráng miệng nhiều bơ hoặc kem đều có thể ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

    Nên chọn các món quay hoặc nướng và ít nước xốt loãng với ít rau củ thay thế cho bơ hay kem.
     

    2. Trái cây họ cam quít

    Vì chúng có hàm lượng chất xơ cao, chúng có khả năng làm một số người thấy cồn cào dạ dày. Nếu thấy bụng không ổn, nên tránh bớt nhóm trái cây này, như cam quít và bưởi chẳng hạn.

    3. Đường hóa học

    Nhai nhiều chewing gum không đường, vốn chứa nhiều sorbitol, có thể bị tiêu chảy hoặc đau bụng. Bất cứ thực phẩm nào khác chứa đường dạng này cũng có thể gây hậu quả tương tự.

    FDI khuyến cáo, mỗi ngày nếu ăn từ 50g sorbitol trở lên có thể gây tiêu chảy, mặc dù ở một số người, một lượng thấp hơn nhiều cũng đủ sinh chuyện.

    4. Quá nhiều chất xơ

    Thực phẩm dạng chất bột đường như ngũ cốc nguyên hạt hoặc rau củ thường là tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bắt đầu bằng một lượng quá nhiều sẽ gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Vì thế, nếu muốn áp dụng chế độ ăn giàu xơ, nên tăng từ từ.

    5. Đậu

    Đậu có chứa protein và chất xơ tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nó cũng chứa một lượng đường khó tiêu hóa gây đầy hơi, chướng bụng. Cơ thể chúng ta vốn không có enzyme để phân hủy dạng đường này. Các vi khuẩn đường ruột sẽ giúp ta làm việc đó nhưng quá trình đó sẽ làm sinh ra nhiều hơi.

    Thử mẹo nhỏ để giảm bớt chút lượng đường rắc rối này. Ngâm đậu khô trong nước ít nhất 4 tiếng sau đó xả sạch nước trước khi nấu.

    6. Các loại bắp cải

    Họ bắp cải như bông cải xanh, cải bắp cũng chứa loại đường khó tiêu, gây đầy hơi. Bên cạnh đó, họ bắp cải còn chứa hàm lượng chất xơ cao, nên hơi khó tiêu hóa. Để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, nên ăn sau khi nấu chín thay vì ăn sống.

    7. Đường fructose

    Thực phẩm ngọt chứa loại đường này như sodas, kẹo, nước trái cây và bánh...gây khó tiêu ở một số người. Ngoài ra, còn có nguy cơ gây tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng.

    8. Ăn cay

    Một số người sẽ gặp triệu chứng khó tiêu hoặc nóng rát lồng ngực khi ăn cay nhiều.

    Nghiên cứu cho thấy thành phần capsaicin chứa trong ớt chính là thủ phạm.

     

    9. Sản phẩm từ sữa

    Nếu loại thực phẩm này gây tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng, có thể cơ thể bạn không dung nạp lactose. Điều đó có nghĩa là cơ thể không có loại enzyme giúp tiêu hóa đường trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Do đó, nên tránh loại thực phẩm này hoặc tìm cách bổ sung bằng các thuốc chứa men bổ sung, thường được bán tự do không cần toa.

     

    10. Kẹo the (kẹo bạc hà)

    Kẹo này sẽ làm dãn các cơ vòng tâm vị, gây trào ngược và triệu chứng nóng rát lồng ngực. Chocolate hoặc cafe cũng được cho là thủ phạm.

    Các chuyên gia khuyên, để tránh trào ngược bạn có thể giảm áp lực gây trào ngược bằng cách giảm cân, chia nhỏ bữa ăn hoặc không nằm ngay sau khi ăn.

    Ngoài ra, cần chú ý những món gây trào ngược để tránh.

     

    Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    Nguồn WebMD

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

     

    Tham khảo những bài viết liên quan:

    1. Bác Sĩ CKII Trần Ánh Tuyết Giải Đáp Các Thắc Mắc Về Tiêu Hóa Gan Mật

    2. Bác Sĩ CKII - GĐ Y Khoa Yersin - Trần Ánh Tuyết Giải Đáp Thắc Mắc Về Tiêu Hóa - Gan Mật

    3. Giải Đáp Thắc Mắc "Phòng Ngừa Tầm Soát Ung Thư Đại Trực Tràng Và Các Phương Pháp Nội Soi Tiêu Hoá"

    4. Nội Soi Với Bệnh Lý Đường Tiêu Hóa

    5. Hiệp Hội Tiêu Hóa Mỹ (AGA): Khuyến Cáo Mới Về An Toàn Của Máy Nội Soi

    6. Tiêu Hóa Tốt Thì Sống Mới Khỏe

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.com
    • Website: www.yersinclinic.com
     
    Zalo