Tiêu Hóa Tốt Thì Sống Mới Khỏe

Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 - PKĐKQT YERSIN3 GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ GAN3 MỪNG XUÂN ẤT TỴ 20253 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN3
Đặt lịch hẹn khám

Tiêu Hóa Tốt Thì Sống Mới Khỏe

    Cơ thể sống của con người là một bộ máy kỳ diệu hoạt động hêt sức tinh vi và phức tạp đề duy trì sự sống, phát triển và nhân bản. Trong đó hệ tiêu hóa giữ vai trò rất quan trọng là thu nhận và tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng cùng các chất dinh dưỡng, sau đó đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.

    Quá trình này xảy ra trong ống tiêu hoá, trải dài từ miệng đến hậu môn. Thức ăn sau khi được thu nhận vào đường tiêu hóa sẽ được phân cắt ra thành những phần tử nhỏ nhất và được thủy phân nhờ các dịch tiêu hóa trong dạ dày và ruột non thành dưỡng trấp. Sau đó những phân tử dinh dưỡng nhỏ được hấp thu nhờ các nhung mao của ruột, đi qua các màng huyết tương của ruột non vào máu phân bố đến khắp cơ thể làm nhiệm vụ nuôi dưỡng giúp cơ thể hoạt động.

    Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet)

    Hệ tiêu hóa gồm nhiều bộ phân với mỗi phần đảm nhiệm từng chức năng riêng.

    Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn.

    Ngoài ra còn có những cấu trúc phối hợp: răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tuỵ, gan và túi mật. Để duy trì cho quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hệ tiêu hóa phải luôn được khòe mạnh.

    Tuy nhiên đây lại là nơi dễ bi xâm nhập của các vi khuẩn và bị tác động bởi nhiều yếu tố thần kinh và thể dịch nên rất dễ bị tổn thương. Một khi hệ tiêu hóa bất an sẽ ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng của cơ thể và chất lượng cuộc sống sẽ giảm đi không ít. Vì là cửa ngỏ thu nhận thức ăn uống nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, các vi sinh vật (vi khuẩn: siêu vi, ký sinh trùng) cũng theo đó xâm nhập vào ống tiêu hóa không những gây hấn tại chổ mà còn vào đường máu để làm tổn hại các cơ quan khác.

     

    Giám Đốc Y Khoa - Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Ánh Tuyết

    Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

     

    Đầu tiên vùng hầu họng, răng, lưỡi dễ bị vi khuẩn, siêu vi, nấm  gây viêm loét niêm mạc  miêng lưỡi, viêm nha chu làm ảnh hưởng đến việc nghiền nhỏ thức ăn và nuốt. Các vi khuẩn E.Coli, Shigella, Samonella, Rota virus lây nhiễm qua thức ăn uống gây nhiễm khuẩn dạ dày, ruột non và ruột già cấp dẫn đến tiêu chảy cấp mất nước đội khi nguy hiễm đến tính mạng, đặc biệt là xoắn khuẩn Helicobacter Pylori lây nhiễm từ thực phẩm không sạch, nước bọt của người bị nhiễm qua đũa muỗng đến cự ngụ trong ống tiêu hóa gây viêm dạ dày cấp hoặc mạn tính làm suy giảm hoạt động vận chuyển và tiêu hóa thức ăn và có thể  gây ung thư dạ dày nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài nhiều năm. Các ký sinh trùng: Amip, giun sán đặc biệt là giun đũa chó (toxocara canis), giun lươn (strongyloide), giun đầu gai (gnathostoma), sán chó (echinoccocus), sán lá gan (fasciolla-hepatica),… xâm nhập từ thức ăn có nhiễm trứng hoặc thịt cá bị nhiễm ấu trùng không được nấu chín  có thể gây rối loạn tiêu hóa rồi thâm nhập theo đường máu di trú và gây bệnh ở  gan , phổi, não, da thậm chí có thể gây thiếu máu mãn tính.

    Ngoài tác nhân vi sinh, dạ dày ruột còn dễ bị tổn thương do rượu bia, hóa chất, thuốc kháng viêm, stress. Một khi hệ tiêu hóa bất an sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống rất nhìều. Để được sống vui sống khỏe chúng cần biết bảo vê hệ tiêu hóa không bị tác động bởi các yếu tố trên, Một chế độ ăn uống điều độ với các thực phẩm sạch được nấu chín, thói quen rửa tay sạch trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hạn chế lạm dụng rượu bia, giải quyết được sự căng thảng lo âu là những biện pháp tốt giúp hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh. Ngoài ra tập quán sự dùng đũa trong bàn ăn chung cũng là nguy cơ cao cho sự lây nhiễm ở cộng đồng nên cần lưu ý điều chỉnh. Và hơn bao giờ hết, việc kiểm tra định kỳ cổ máy của chúng ta để phát hiện sớm nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại cho cơ thể luôn là điều cần thiết.

    Giám Đốc Y Khoa - Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Ánh Tuyết

    Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

     

    Tham khảo những bài viết liên quan:

    1. Bác Sĩ CKII Trần Ánh Tuyết Giải Đáp Các Thắc Mắc Về Tiêu Hóa Gan Mật

    2. Bác Sĩ CKII - GĐ Y Khoa Yersin - Trần Ánh Tuyết Giải Đáp Thắc Mắc Về Tiêu Hóa - Gan Mật

    3. Giải Đáp Thắc Mắc "Phòng Ngừa Tầm Soát Ung Thư Đại Trực Tràng Và Các Phương Pháp Nội Soi Tiêu Hoá"

    4. Nội Soi Với Bệnh Lý Đường Tiêu Hóa

    5. Hiệp Hội Tiêu Hóa Mỹ (AGA): Khuyến Cáo Mới Về An Toàn Của Máy Nội Soi

    6. Các Thực Phẩm Không Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo