Trám răng phòng ngừa

PKĐKQT YERSIN một trong những đơn vị đầu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo (A.I) trong nội soi tiêu hóa2 Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày - Đại Tràng - Đại Trực Tràng - Ưu đãi tháng 112 GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 112
Đặt lịch hẹn khám

Trám răng phòng ngừa

    1) Trám răng phòng ngừa là gì?

    Sealant trám bít hố rãnh là một kĩ thuật để trám răng phòng ngừa sâu răng.  Như tên gọi của nó, kĩ thuật này được thực hiện trước khi răng bị sâu, ngay sau khi răng mới mọc lên để phòng ngừa sâu răng. Trên thế giới đã có từ những năm 1960. Riêng tại Việt Nam, hiện nay một số trường mẫu giáo, tiểu học có chương trình nha học đường thì cũng đã thực hiện kĩ thuật này.

    Như chúng ta đã biết, sâu răng là do vi khuẩn sử dụng chất đường đọng lại trên răng và tạo ra acid. Chính các acid này làm hỏng men răng, tạo ra lỗ sâu. Trên mặt nhai của răng thường có những hố rãnh, chính những vị trí này dễ tích tụ mảng bám vi khuẩn, thức ăn và làm cho răng dễ bị sâu.


    Mục đích của trám phòng ngừa là bít kín các hố rãnh trên mặt răng để tránh đọng vi khuẩn, thức ăn để không gây ra sâu răng. Nhờ vậy tránh không phải trám răng do sâu, bọc mão hay chữa tủy răng và tiết kiệm chi phí, không đau đớn.

     

    2) Kỹ thuật thực hiện như thế nào?

    Bước 1: làm sạch hố rãnh trên mặt răng (không mài răng)
    Bước 2: cho vật liệu dạng lỏng lên các hố rãnh, để vật liệu chảy vào các khe nhỏ trên răng.
    Bước 3: vật liệu có thể tự đông cứng  hay cần phải chiếu đèn để trùng hợp cho cứng lại.

    Vì chỉ cần làm sạch và bít kín các hố rãnh nên kĩ thuật này thực hiện rất nhanh chóng, không đau, không mất nhiều thời gian.


    3) Trường hợp nào cần sealant trám bít hố rãnh?


    Trẻ em hay người lớn có nguy cơ sâu răng đều cần trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng. Trẻ em thường có nguy cơ sâu răng cao do chưa ý thức được việc vệ sinh răng miệng, thường dẫn đến sâu răng sữa trầm trọng, dẫn đến mất răng và nhiều hậu quả nặng nề. Do đó răng sữa rất cần được trám bít hố rãnh để phòng ngừa sâu răng, duy trì răng khỏe mạnh cho đến lúc thay răng. Thông thường những trẻ có sâu răng sữa thì có nguy cơ sâu răng vĩnh viễn rất cao. Vì vậy khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, chúng cần được trám phòng ngừa ngay, đặc biệt các răng phía trong do cấu trúc giải phẫu có nhiều hố rãnh.

     


    (Nguồn: ảnh theo internet)


    Như hình trên chúng ta có thể thấy răng bên phải sau khi đã được bít kín hố rãnh bằng vật liệu có màu trắng hơn, mặt răng trở nên trơn láng hơn, ít bám thức ăn hơn.

    Ngoài sealant trám bít hố rãnh để phòng ngừa sâu răng, chúng ta cần phải đánh răng sạch với kem có Flo, dùng chỉ nha khoa và cần tái khám răng định kì.

     

    Bác Sĩ Nguyễn Đức Trình

    Chuyên khoa Răng Hàm Mặt - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Ê buốt - Mòn răng Phần 1

    2. Ê buốt - Mòn răng Phần 3

    3. Mặt Sán Sứ - Nghệ Thuật Nha Khoa Thẩm Mỹ (Phần 1)

    4. Mặt Sán Sứ - Nghệ Thuật Nha Khoa Thẩm Mỹ (Phần 2)

    5. Nhiễm Trùng Xoang Hàm Có Thể Bị Gây Ra Bởi Bệnh Lý Do Răng?

    6. Giải Đáp Thắc Mắc Về Chăm Sóc Răng Miệng Ở Người Trung Niên Và Người Cao Tuổi - Phần 1

    7. Ê Buốt - Mòn Răng Phần 2

    8. Tẩy Trắng Răng

    9. Tầm Quan Trọng Của Bộ Răng Sữa
     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo