Đầu tư ... sức khỏe

GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 92 2 GÓI KHÁM SỨC KHỎE SINH VIÊN2
Đặt lịch hẹn khám

Đầu tư ... sức khỏe

    Bạn là doanh nhân, bạn làm việc rất nhiều để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau? Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc đầu tư cho sức khỏe của chính mình? Hãy nhớ rằng, doanh nhân là một trong những nghề nguy hiểm với rất nhiều nguy cơ bệnh nghề nghiệp.

    Tháng 10/2003, Steve Jobs đi chụp CT và phát hiện bị u tụy. Vì nhiều lý do, ông đã hoãn việc điều trị được khuyến cáo trong 9 tháng khiến căn bệnh tiến triển theo hướng không thuận lợi. Nhiều năm sau đó, vì những hậu quả của căn bệnh này, ông đã qua đời vào ngày 5/10/2011, kết thúc huyền thoại về một doanh nhân, người được tôn vinh như một thiên tài, người mà cuộc đời được viết thành thiên tiểu thuyết, là tấm gương cho bao người học hỏi và phấn đấu.


    Như vậy đó, thiên tài hay doanh nhân cũng là người phàm, cũng phải chịu những rủi ro không biết trước của cuộc đời, cũng vẫn có những quyết định sai lầm và phải trả giá, đôi khi bằng chính cuộc sống của mình.


    Chữ T không chỉ là Tiền


    Ít ai nghĩ rằng những doanh nhân thành đạt, suốt ngày ngồi phòng máy lạnh, đi xe hơi, ăn sơn hào hải vị, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu … lại luôn phải đối mặt với những nguy cơ khá lớn về sức khỏe. Trên thực tế, có lần tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã liệt doanh nhân vào một trong những “nghề nguy hiểm”, chỉ sau … lính cứu hỏa và nhà báo. Các doanh nhân nghe đến đều này ắt không khỏi giật mình.


    Suy đi nghĩ lại thì không phải vô cớ mà Tổ chức lao động quốc tế lại xếp hạng như trên. Những “bệnh nghề nghiệp” mà doanh nhân thường gặp phải khá nguy hiểm. Công việc bận rộn khiến các vị ấy thường ít hoạt động, trong khi đó lại hay thức khuya, thường xuyên đem công việc về nhà và hầu như không có ngày nghỉ. Áp lực công việc lớn khiến doanh nhân thường xuyên căng thẳng, nào suy thoái kinh tế, nào xoay sở cho dòng chảy của tiền, nào áp lực cạnh tranh trên thương trường, …

     

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)


    Cũng chính vì thế mà doanh nhân thường hay bỏ bữa hoặc dùng thức ăn nhanh để tiết kiệm thời gian. Lúc cần tiếp khách lại tiệc tùng liên miên, rượu bia, thuốc lá dồn dập. Nói chung, các vị doanh nhân dễ có thói quen xấu cùng chế độ ăn không tốt, no dồn, đói ghép, tất cả vì bị cuốn đi trong dòng xoáy công việc.


    Với những đặc thù nghề nghiệp như thế, không quá khó để nhận thấy đúng là doanh nhân luôn có những nguy cơ bệnh tật nghề nghiệp rình rập. Trong quá trình lao động miệt mài để kiếm Tiền, doanh nhân cũng sẽ đối diện với những chữ T khác như Tăng cân (béo phì), Tăng huyết áp, Tiểu đường, Tâm thần (thường gặp nhất là stress và mất ngủ), Tim mạch (hậu quả của những nguy cơ trực tiếp phía trên) …

     

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)


    Riêng tại Việt Nam, theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường, kế toán và kiểm toán Grant Thornton vào năm 2009, tỷ lệ doanh nhân có mức độ stress tăng qua các năm của Việt Nam chỉ thua Trung Quốc (76%), Mexico (74%), đồng hạng với Thỗ Nhĩ Kỳ (72%) … và cao hơn rất nhiều các nước trong khu vực: Thái Lan (40%), Singapore (45%). Đây là kết quả cuộc khảo sát 7,400 lãnh đạo doanh nghiệp tại 36 quốc gia. Việt Nam cũng là một trong những nước mà các doanh nhân có số ngày nghỉ trong năm thấp nhất thế giới (7 ngày).


    Trẻ bỏ sức kiếm tiền – Già bỏ tiền mua sức


    Dù có giàu có hay nghèo khổ, thành đạt hay thất bại, thiên tài hay bình thường, con người vẫn không thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử tự nhiên. Có chăng, với sự thành công đi cùng giàu có, người có tiền sẽ có khả năng tài chính tốt để kéo dài thời gian chống chọi với bệnh tật hơn, một khi mắc phải.


    Nhưng một điều mà bất cứ người nào cũng có thể làm được, dù cuộc sống, địa vị xã hội của họ như thế nào, đó là phòng bệnh hơn chữa bệnh, tầm soát bệnh hơn trị bệnh, ngăn chặn bệnh hơn phát tác bệnh trước khi quá muộn.


    Giới doanh nhân càng phải thấm nhuần tư tưởng ấy. Tháng 11/2008, cổ phiếu Apple giảm 7,3 % khi Steve Jobs xin nghỉ ốm và có tin đồn về việc tái phát chứng ung thư tụy của ông. Tháng 8/2011, Steve Jobs từ chức CEO của Apple và cổ phiếu hãng này giảm sâu tại nhiều thị trường. Sức khỏe của một doanh nhâ đôi khi liên quan đến “sức khỏe” của cả một doanh nghiệp là vậy.


    Trong tiến trình sinh lão bệnh tử của con người, ngoài những yếu tố khách quan khó có thể can thiệp được như cơ địa của mỗi người, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, … còn những yếu tốt chủ quan có thể thay đổi, như các thói quen xấu, các thái độ “ứng xử” với sức khỏe của mỗi người.


    Bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống, chọn lọc thực phẩm tốt cho sức khỏe thay vì chỉ lợi cho khẩu vị, giảm dần và chấm dứt hẳn các chất gây nghiện như cà phê, thuốc lá, rượu bia, …; thay đổi nếp sinh hoạt, điều độ hơn, cân bằng giờ nghỉ giờ làm; tập thói quen tốt như rửa tay thường xuyên, tập thể dục hằng ngày …


    Bên cạnh đó hãy chủ động thực hiện các cuộc tầm soát sức khỏe định kỳ, thay vì đợi bệnh có mới chữa mà đôi khi quá muộn. Trên thương trường, bạn năng nổ, chủ động thế nào thì cũng nên áp dụng như thế với sức khỏe của chính mình. Cần nhớ rằng, vị trí của bạn càng cao, công việc càng nhiều thì càng cần chăm lo đến sức khỏe, bởi sinh mệnh của bạn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người, từ nhân viên dưới quyền đến gia đình thân yêu của bạn.

     

    (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)


    Thay vì “trẻ bỏ sức kiếm tiền, già bỏ tiền mua sức”, hãy chăm lo đến sức khỏe của mình ngay khi bạn còn trẻ trung và đương sức kiếm tiền. Ấy cũng là một cách đầu tư khôn ngoan.


    Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

     

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Béo Phì Và Gan Nhiễm Mỡ - Mối Họa Tiềm Ẩn Cho Sức Khỏe Cộng Đồng

    2. 9 Loại Thực Phẩm Giúp Bạn Giảm Cân

    3. Thực Phẩm Đốt Cháy Mỡ

    4. Thực Phẩm Giàu Chất Sắt

    5. Các Loại Thực Phẩm Tốt Cho Gan

    6. Các Thực Phẩm Không Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa

    7. Thực Phẩm Tự Nhiên: Những Lựa Chọn Hàng Đầu

    8. BMI Và Sức Khỏe

    9. Xử Trí Khi Bị Ngộ Độc Thực Phẩm

    10. Bánh Trung Thu: Quá Ngon, Quá Nguy Hiểm

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo