Đột quỵ não: dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách phòng ngừa

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 10/3 - 30/4 - 1/55 Siêu Âm Fibroscan - Phương Pháp Không Xâm Lấn, Đánh Giá Toàn Diện Sức Khỏe Của Gan5 KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO DOANH NGHIỆP TẠI PKĐKQT YERSIN5 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN5 Bảo Lãnh Viện Phí Tại PKĐKQT YERSIN5 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN - BIỂU TƯỢNG CỦA NỤ CƯỜI5
Đặt lịch hẹn khám

Đột quỵ não: dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách phòng ngừa

    Đột quỵ não là một trong những tình trạng đe dọa đến tính mạng của chúng ta khi một phần của não không được cung cấp đủ lượng máu. Máu không được đưa đến các tế bào não kịp thời sẽ khiến các tế bào ở khu vực đó bắt đầu chết dần do thiếu oxy. Nhận biết các dấu hiệu của bệnh đột quỵ để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời trong khoảng “thời gian vàng”.

    1/ Đột quỵ não là gì?

    Đột quỵ não xảy ra khi tắc nghẽn hoặc dòng chảy của máu mạch máu làm gián đoạn hoặc giảm lượng máu cung cấp cho não. Khi điều này xảy ra, não sẽ không được nhận đủ oxy hoặc chất dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết dần.

    Đột quỵ não là gì?

    Đột quỵ não là gì?

    Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Mặc dù đột quỵ có thể điều trị được nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.

    Có ba loại đột quỵ chính:

    • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất, chiếm 87% tổng số trường hợp. Cục máu đông ngăn cản máu và oxy cung cấp lên não.
    • Đột quỵ xuất huyết: Tình trạng khi mạch máu bị vỡ, gây tình trạng xuất huyết não. Đây thường là kết quả của chứng phình động mạch hoặc dị tật động tĩnh mạch (AVM).
    • Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA): Điều này xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần não không đủ trong một khoảng thời gian ngắn. Lưu lượng máu sẽ trở lại bình thường sau một khoảng thời gian ngắn và các triệu chứng sẽ hết mà không cần điều trị.

    Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, tỉ lệ tử vong khoảng 20%. Đáng chú ý là bệnh đang có xu hướng tăng cao ở những người trẻ tuổi. Do vậy chúng ta cần chủ động có các biện pháp phòng ngừa và điều trị sớm nhất có thể

    2/ Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não

    Đột quỵ não có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp gây nên. Có thể chia thành 2 nhóm chính: Các yếu tố có thể thay đổi được và nhóm các yếu tố không thể thay đổi được.

    Người lớn tuổi có nguy cơ đột quỵ cao 

    Người lớn tuổi có nguy cơ đột quỵ cao 

    2.1. Nhóm yếu tố có thể thay đổi được

    • Hút thuốc: Có nhiều bằng chứng gần đây cho thấy việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
    • Huyết áp cao: Huyết áp quá cao (140/90 mm Hg) là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây đột quỵ.
    • Bệnh động mạch cảnh hoặc bệnh động mạch khác: Các động mạch cảnh ở cổ cung cấp máu cho não. Động mạch cảnh bị thu hẹp do mỡ tích tụ hoặc xơ vữa động mạch sẽ dễ bị tắc nghẽn do cục máu đông.
    • Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi không được điều trị, sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho sức khỏe.
    • Cholesterol trong máu cao: Mức cholesterol toàn phần cao (240 mg/dL trở lên), mức cholesterol LDL (có hại) cao (lớn hơn 100 mg/dL), mức chất béo trung tính cao (mỡ máu, 150 mg/dl trở lên) ) và mức cholesterol HDL (có lợi) thấp (dưới 40 mg/dl) có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
    • Thừa cân và béo phì: Thừa cân, béo phì hoặc cả hai có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
    • Các bệnh về tim như AF (rung nhĩ) và các bệnh khác cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

    2.2. Nhóm yếu tố không thể thay đổi được

    Người mắc đột quỵ trước đó sẽ có nguy cơ cao bị tái phát.

    Người mắc đột quỵ trước đó sẽ có nguy cơ cao bị tái phát.

    • Độ tuổi: Mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em đều có thể bị đột quỵ. Nhưng tuổi càng lớn thì nguy cơ càng cao.
    • Giới tính: Đột quỵ thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Tuy nhiên, phụ nữ chiếm hơn một nửa số ca tử vong do đột quỵ. Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao tương tự như nam giới.
    • Tiền sử gia đình và một số rối loạn di truyền nhất định làm tăng nguy cơ đột quỵ.
    • Người mắc đột quỵ trước đó sẽ có nguy cơ cao bị tái phát.
    • Các yếu tố nguy cơ khác như tăng cholesterol máu, rối loạn liên quan đến giấc ngủ, mắc bệnh truyền nhiễm (Covid), tiền sử TIA cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

    3/ Dấu hiệu nhận biết đột quỵ não

    Các triệu chứng của đột quỵ thường xuất hiện mà không báo trước. Một số triệu chứng chính bạn có thể nhận thấy như:

    • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, tê cứng mặt hoặc 1 nửa khuôn mặt
    • Khó cử động tay chân hoặc tê liệt 1 bên cơ thể
    • Khó phát âm, nói không rõ chữ, nói ngọng 1 cách bất thường. Không nhắc lại được nững câu đơn giản
    • Mắt mờ, không nhìn rõ xung quanh
    • Hoa mắt chóng mắt, người bị mất thăng bằng, không tự chủ được hành động
    • Đau đầu dữ dội đột ngột kèm theo nôn mửa

    Dấu hiệu phát hiện nhanh đột quỵ

    Dấu hiệu phát hiện nhanh đột quỵ

    Ghi nhớ các dấu hiệu của đột quỵ não thông qua từ viết tắt “BEFAST”

    • B – Mất thăng bằng đột ngột
    • E – Thị lực của mắt bị giảm
    • F – Mặt bị lệch, xệ 1 bên
    • A – Cánh tay bị yếu 1 bên, khó dơ cả 2 cánh tay lên
    • S – Khó nói chuyện, nói không rõ hoặc bị ngọng
    • T - Thời điểm hành động: Nếu bất kỳ triệu chứng ở trên, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

    Kết quả phục hồi của bệnh sẽ phụ thuộc vào việc người bị đột quỵ não có được điều trị kịp thời trong khung giờ “vàng” khi mới có dấu hiệu bệnh hay không. Nếu không được phát hiện kịp thời cũng có nghĩa là họ sẽ có khả năng bị tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.

    4/ Phương pháp chẩn đoán bệnh đột quỵ não

    Đột quỵ não xảy ra rất nhanh, người bệnh tốt nhất nên được điều trị tại bệnh viện trong vòng 3 giờ kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Dưới đây là một số phương pháp chuẩn đoán bệnh:

    Chuẩn đoán đột quỵ não

    Chuẩn đoán đột quỵ não

    • Kiểm tra sức khỏe bên ngoài: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của người đó. Sau đó kiểm tra sức mạnh cơ bắp, phản xạ, cảm giác, thị giác và khả năng phối hợp. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, lắng nghe động mạch cảnh ở cổ và kiểm tra các mạch máu ở phía sau mắt…
    • Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để xác định xem có nguy cơ chảy máu hoặc đông máu cao hay không, đo nồng độ của các chất cụ thể trong máu, bao gồm các yếu tố đông máu và kiểm tra xem có nhiễm trùng hay không.
    • Chụp CT:  Hình ảnh chụp CT có thể cho thấy xuất huyết, đột quỵ, khối u và các tình trạng khác trong não.
    • MRI: Chúng sử dụng sóng vô tuyến và nam châm để tạo ra hình ảnh của não giúp bác sĩ có thể phát hiện mô não bị tổn thương.
    • Siêu âm động mạch cảnh: Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm để kiểm tra lưu lượng máu trong động mạch cảnh và xem liệu có vết hẹp hoặc mảng bám nào không.
    • Chụp động mạch não: Bác sĩ có thể tiêm thuốc nhuộm vào mạch máu não để làm cho chúng nhìn thấy được dưới tia X hoặc MRI. Điều này cung cấp một cái nhìn chi tiết về các mạch máu trong não và cổ.
    • Siêu âm tim: hình ảnh chi tiết của tim sẽ giúp bác sĩ kiểm tra nếu có bất kỳ nguồn cục máu đông nào có thể di chuyển đến não.

    5/ Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ não

    Chúng ta không thể ngăn ngừa đột quỵ hoàn toàn nhưng có thể làm giảm nguy cơ gây ra đột quỵ não. Hãy thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ:

    • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục hàng ngày có thể cải thiện sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đảm bảo ngủ đủ giấc (thời gian khuyến nghị là bảy đến tám giờ mỗi ngày).
    • Thay đổi lối sống: Hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích và lạm dụng rượu đều có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. 
    • Kiểm soát tình trạng sức khỏe và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ:  Những tình trạng như béo phì, nhịp tim bất thường, ngưng thở khi ngủ, huyết áp cao, tiểu đường Loại 2 hoặc cholesterol cao, có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Nếu bạn đang mắc phải các bệnh lý kể trên theo hướng dẫn của các bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ xảy ra. 
    • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần dể phát hiện sớm các vấn đề sức , đặc biệt là những yếu tố nguy cơ góp phần gây ra đột quỵ

     Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

     

    Tham khảo những bài viết liên quan: 

    1. Đột Quỵ - Để "Hung Thần" Không Ghé Thăm

    2. Đột Quỵ, Căn Bệnh Nguy Hiểm Không Phải Chỉ Ở Người Lớn Tuổi

    3. Đột Quỵ Thoáng Qua, Chớ Nên Coi Thường

    4. Đột Qụy Và Đái Tháo Đường

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo