Hàng năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ. Đột quỵ não là căn nguyên gây tử vong, tàn phế hàng đầu nhưng chỉ rất ít trường hợp đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện trong 6 giờ đầu - thời gian vàng để cứu sống người bệnh.
Nhiều người thường nghĩ đột quỵ chỉ xuất hiện ở những người từ 60, 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa. Các thống kê cho thấy, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi chiếm khoảng 15% tổng số ca.
Đột quỵ là một bệnh lý cấp tính, thường xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, tắc nghẽn. Lúc này não bộ sẽ không đủ oxy, chất dinh dưỡng để cung cấp cho tế bào. Do đó chỉ sau vài phút, tế bào não sẽ bắt đầu ngừng hoạt động và chết dần. Nếu không cấp cứu kịp thời thì người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ
Thiếu máu lên não là nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ. Ngoài ra, những yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, do đó bạn nên nắm vững để có biện pháp phòng ngừa:
- Các bệnh mạn tính như: tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,… đều làm tăng quá trình hình thành cục máu đông, mảng xơ vữa gây tắc mạch máu.
- Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ thì nguy cơ bạn mắc phải bệnh này cũng rất cao.
- Đồ ăn nhanh là món ăn quen thuộc của giới trẻ, bên cạnh sự tiện lợi thì chúng chứa nhiều chất bảo quản và dầu mỡ. Nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng lượng Cholesterol tích tụ vào thành mạch, từ đó cản trở đường đi của dòng máu lên não.
- Làm việc quá sức: Người trẻ hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệp, họ luôn bị vắt kiệt sức lực bởi những stress, áp lực căng thẳng trong công việc. Điều này dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, huyết áp tăng cao, tim co bóp mạnh, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, nhất là đột quỵ.
- Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá sẽ làm tổn thương thành mạch máu, tăng nguy cơ xơ cứng động mạch.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở người trẻ
Khi tế bào não bị tổn thương, thì các bộ phận do chúng điều khiển sẽ xuất hiện triệu chứng như:
- Cảm giác tê yếu tay, chân, nặng hơn là bị liệt một nửa người.
- Miệng bị méo mó, giọng nói đột nhiên biến đổi, nói ngọng hoặc không nói được.
- Người bệnh mất dần thị lực, nhìn mờ ở một hoặc hai bên mắt.
- Đau đầu, chóng mặt dữ dội, cơ thể bị mất thăng bằng không thể di chuyển hoặc vận động theo ý muốn.
- Trí nhớ bị rối loạn.
Cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ
Với tâm lý chủ quan, ít quan tâm đến sức khỏe nên tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng gia tăng. Vậy làm cách nào để phòng ngừa bệnh lý cấp tính này? Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bạn nên điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và ăn uống sao cho hợp lý:
- Hình thành các thói quen lành mạnh, ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc.
- Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng stress, áp lực công việc.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
- Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn đồ dầu mỡ như: nội tạng, đồ ăn nhanh,…
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng thức uống có cồn hay chất kích thích.
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, để giảm bớt áp lực và căng thẳng bạn có thể chia sẻ với người thân.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm soát các chỉ số về huyết áp, nhịp tim, lượng đường và mỡ trong máu.
Tham khảo những bài viết liên quan:
3. Nguy Cơ Ung Thư Sau Đột Quỵ
4. 9/10 Các Trường Hợp Đột Qụy Có Thể Ngăn Ngừa Được
5. Nấc Cục Cảnh Báo Nguy Cơ Đột Quỵ Ở Phụ Nữ
6. Ô Nhiễm Là Nguyên Nhân Hàng Đầu Gây Đột Quỵ
7. Sống Khỏe Để Ngăn Ngừa Đột Qụy
10. Đột Quỵ, Căn Bệnh Nguy Hiểm Không Phải Chỉ Ở Người Lớn Tuổi
11. Đột Quỵ - Để "Hung Thần" Không Ghé Thăm
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN
- Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 39 33 6688 Hotline: 0903.800.551
- Email: info@yersinclinic.com
- Website: www.yersinclinic.com