Nguy cơ ung thư sau đột quỵ

GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ - ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT2 THÁNG 10 NƠ HỒNG - ĐỒNG HÀNH CÙNG 2 GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 102
Đặt lịch hẹn khám

Nguy cơ ung thư sau đột quỵ

    Sau cơn đột quỵ, bệnh nhân thường gánh chịu những tổn thương về mặt thể chất và tinh thần. Họa vô đơn chí, một nghiên cứu mới gần đây nghi ngờ các  bệnh nhân lớn tuổi sống sót sau đột quỵ thường có nguy cơ bị ung thư tăng cao trong vài năm sau đó. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã theo dõi gần 3,700 bệnh nhân bị đột quỵ do nhồi máu não mà trước đó chưa từng bị ung thư. Sau 2 năm theo dõi, 2% trong số các bệnh nhân đó được chẩn đoán bị ung thư. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng nguy cơ bị ung thư của những bệnh nhân này cao hơn 40% so với người bình thường cùng độ tuổi ở Mỹ.

    Các chuyên gia vẫn chưa hiểu rõ tại sao nguy cơ ung thư lại gia tăng, có lẽ vì vì nghiên cứu không được thiết kế để tìm ra nguyên nhân mà chỉ nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa đột quỵ và ung thư. Sự liên quan này có thể bắt nguồn từ  những yếu tố nguy cơ của cả 2 căn bệnh đột quỵ và bệnh ung thư, chẳng hạn như thói quen hút thuốc hay ăn uống không lành mạnh.


    Theo bác sĩ Philip Gorelick, một chuyên gia về đột quỵ ở Trung tâm y tế Mercy và Đại học bang Michigan tại Grand Rapids, tuy không trực tiếp tham gia nghiên cứu, một nguyên nhân khả dĩ khác là tình trạng viêm nhẹ, kéo dài sau đột quỵ có khả năng góp phần dẫn đến các bệnh tim mạch và ung thư. Mặc dù nguyên nhân chưa được xác định, những nghiên cứu này bổ sung thêm chứng cứ cho mối liên quan giữa đột quỵ và ung thư.


    Gorelick giải thích: “Trong thực hành, chúng tôi thấy một số người bị ung thư (chưa chẩn đoán) lại có biểu hiện ban đầu là đột quỵ”. Đó thường là các khối u đại tràng hay tụy. Các khối ung thư này có thể gây ra cục máu đông ở động mạch dẫn tới não, gây ra đột quỵ do nhồi máu não (loại đột quỵ phổ biến nhất).”


    Trưởng nhóm nghiên cứu, bác sĩ Malik Adil của Viện nghiên cứu đột quỵ ở Zeenat Qureshi tại St.Cloud, Minn., nói có khả năng là một số bệnh nhân trong nghiên đã bị ung thư trước đó nhưng chưa được phát hiện.


    Tuy nhiên, cả hai bác sĩ Adil và Gorelick nhấn mạnh rằng bệnh nhân sống sót sau đột quỵ không nên hoảng sợ vì đa số các bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu trong suốt 2 năm theo dõi đều không bị ung thư. Mức nguy cơ ung thư đúng là có tăng so với dân số chung, nhưng vẫn không phải là tăng quá cao đến mức đáng lo ngại.


    Sau khi nghiên cứu có kết quả, bác sĩ Adil đã được sắp xếp để trình bày những phát hiện của nghiên cứu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội đột quỵ của Mỹ ở Nashville. Các nghiên cứu được công bố tại những buổi họp y khoa thường được xem là sơ bộ. Kết quả nghiên cứu chính thức được công nhận khi những phát hiện này được đăng tải tại một tạp chí mà đã được giới chuyên môn xem xét.


    Theo Gorelick, một việc quan trọng là tìm hiểu xem liệu những người sống sót sau đột quỵ có gia tăng nguy cơ với một số loại bệnh ung thư nào đó. Bằng cách này, bệnh nhân sẽ có thể được đề nghị tầm soát đúng bệnh.


    Một câu hỏi khác làm cho bác sĩ Gorelick cảm thấy “cực kỳ đáng quan tâm” đó là liệu các bệnh nhân sau đột quỵ dùng aspirin liều thấp có giúp giảm khả năng bị ung thư. Ông chỉ ra trong một nghiên cứu khác là aspirin liều thấp có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư sau đột quỵ – đặc biệt là ung thư đại tràng.


    Hiện tại, bác sĩ Adil đề nghị những bệnh nhân bị đột quỵ nói chuyện với bác sĩ của họ về những yếu tố nguy cơ gây ung thư như hút thuốc, hoặc tiền sử rõ ràng của gia đình về một bệnh ung thư nào đó và tìm hiểu xem làm cách nào để giải quyết.


    Bác sĩ Gorelick đồng ý là còn quá sớm để đưa ra những khuyến nghị tầm soát cụ thể vì họ vẫn chưa biết đột quỵ có liên quan cụ thể tới những bệnh ung thư nào.


    Tuy nhiên, ông cũng nói thêm, những người sống sót nên tiếp tục gặp bác sĩ để xem xét về những yếu tố nguy cơ gây ung thư có thể kiểm soát được, và phải làm những xét nghiệm tầm soát mang tính định kỳ như tầm soát ung thư đại tràng ở tuổi 50.



    Biên dịch từ nguồn WebMD

    (Nhóm biên dịch y khoa - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin)

    Tham khảo những bài viết liên quan: 

    1. Đau Nửa Đầu Và Đột Quỵ

    2. Chuyện Xảy Ra Khi Đột Quỵ

    4. 9/10 Các Trường Hợp Đột Qụy Có Thể Ngăn Ngừa Được

    5. Nấc Cục Cảnh Báo Nguy Cơ Đột Quỵ Ở Phụ Nữ

    6. Ô Nhiễm Là Nguyên Nhân Hàng Đầu Gây Đột Quỵ

    7. Sống Khỏe Để Ngăn Ngừa Đột Qụy

    8. Đột Quỵ

    9. Khám Đột Quỵ Ở Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    10. Đột Qụy Và Đái Tháo Đường

    11. Khuynh Hướng Tự Sát Ở Các Bệnh Nhân Đột Quỵ


     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551

    • Email: info@yersinclinic.vn

    • Website: www.yersinclinic.com

    Zalo