Đường huyết cao và bệnh đái tháo đường

GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ - ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT2 THÁNG 10 NƠ HỒNG - ĐỒNG HÀNH CÙNG 2 GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 102
Đặt lịch hẹn khám

Đường huyết cao và bệnh đái tháo đường

    Kiểm soát đường máu là mục tiêu quan trọng trong mọi kế hoạch điều trị đái tháo đường. Đường huyết cao là mối lo của tất cả bệnh nhân đái tháo đường, cả type 1 và type 2. Có 2 loại xét nghiệm chủ yếu để đánh giá đường huyết.

    - Đường huyết khi đói: Đường máu cao hơn 130 mg/dl sau khi nhịn ăn uống ít nhất 8 giờ.
    - Đường huyết sau ăn: Đường máu sau ăn 2 giờ cao hơn 180 mg/dl. Ở người không bị tiểu đường, chỉ số này hiếm khi vượt quá 140 mg/dl trừ phi ăn quá nhiều.

    Nếu đường huyết cao thường xuyên hoặc có chiều hướng tăng có thể gây tổn thương thần kinh, mạch máu và các cơ quan. Ngoài ra, còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

    Người đái tháo đường type 1 có nguy cơ tích tụ acid ceton trong máu.

    Người đái tháo đường type 2 hoặc có nguy cơ mắc bệnh, khi cơ thể không chuyển hóa được đường ăn vào, đường huyết tích tụ quá cao làm tăng áp lực thẩm thấu và có thể dẫn đến tử vong (HHNS = Hyperglycemic Hyperosmolar Non Ketotic Syndrome). Giai đoạn đầu, người bệnh tiểu nhiều hơn bình thường, sau đó thường ít dần, nước tiểu sậm màu và người bệnh bị mất nước trầm trọng.

    Cần điều trị ngay các triệu chứng của đường huyết cao để ngăn ngừa  các biến chứng.


    Nguyên nhân gây ra đường huyết cao và bệnh đái tháo đường:

    Đường máu sẽ tăng nếu:
    - Người bệnh bỏ hoặc quên liều insulin hoặc quên thuốc uống hạ đường huyết.
    - Ăn quá nhiều carbohydrates (chất này sẽ chuyển hóa thành đường) mà vẫn giữ liều thuốc hạ đường huyết thường dùng mỗi ngày.
    - Nhiễm trùng.
    - Bị ốm.
    - Bị stress.
    - Giảm mức vận động, tập thể dục so với thường lệ.
    - Tham gia vào các hoạt động thể chất quá sức khi đường máu đang cao và lượng insulin đang thấp.

    Các triệu chứng

    Sớm xuất hiện các triệu chứng:
    - Tăng khát nước
    - Đau đầu.
    - Khó tập trung.
    - Mờ mắt.
    - Tiểu nhiều.
    - Mệt mỏi.
    - Sụt cân.
    - Đường máu cao hơn 180 mg/dl

    Đường huyết cao liên tục có thể gây ra:
    - Nhiễm trùng da và âm đạo.
    - Vết thương chậm lành.
    - Thị lực kém.
    - Tổn thương thần kinh làm bàn chân lạnh, đau, mất cảm giác, rụng lông chân, rối loạn cương dương.
    - Các vấn đề về tiêu hóa như bón hay tiêu chảy thường xuyên.
    - Tổn thương mắt, mạch máu và thận.


    Điều trị

    Nếu bị đái tháo đường hoặc sớm nhận ra các biểu hiện đường huyết cao, nên đến gặp Bác sĩ và làm xét nghiệm đường huyết. Bác sĩ cần xem vài kết quả đường huyết của bạn trước đây, sau đó sẽ khuyên bạn nên:
    - Uống nhiều nước, H2O sẽ giúp loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu và thải ra ngoài qua nước tiểu đồng thời giúp ngăn ngừa mất nước.

    - Tập thể dục nhiều hơn: Vận động sẽ giúp làm giảm đường máu. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể làm đường huyết cao hơn. Do đó, hãy tư vấn với bác sĩ để lựa chọn vài bài tập thích hợp và an toàn cho bạn.

    - Thận trọng:

    • Với bệnh nhân đái tháo đường type 1 và đường huyết cao cần được làm xét nghiệm ceton niệu. Khi kết quả ceton niệu dương tính thì không nên tập luyện.
    • Với bệnh nhân đái tháo đường type 2 và đường huyết cao, nếu bệnh nhân không bị mất nước và ceton niệu âm tính, bác sĩ có thể cho người bệnh tập luyện với những lưu ý để đảm bảo an toàn.

    - Thay đổi thói quen ăn uống: Người bệnh cần tư vấn với các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp.

    - Điều chỉnh thuốc: Bác sĩ có thể điều chỉnh nồng độ, thời gian và loại thuốc tiểu đường đang dùng. Đừng tự ý thay đổi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

    Với bệnh nhân đái tháo đường type 1 và chỉ số đường huyết lớn hơn 250 mg/dl, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm ceton máu hoặc nước tiểu. Hãy báo cho bác sĩ nếu kết quả đường máu vẫn tiếp tục tăng khi đang điều trị.

    Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường

    Nếu muốn kiểm soát đường huyết, bạn nên có chế độ ăn và tập luyện phù hợp, tuân thủ phác đồ điều trị. Không nên quá lo lắng khi đường máu cao. Bạn nên có.

    - Chế độ ăn uống: Tính toán lượng thực phẩm dung nạp vào.
    - Thường xuyên kiểm tra đường huyết.
    - Tư vấn với bác sĩ nếu kết quả đường huyết thường cao - Nên mang theo giấy tờ hay các vật dụng ghi nhận bệnh đái đường để phòng trường hợp cấp cứu đột xuất bên ngoài.

    Biên dịch từ nguồn WebMD

    Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

     

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

    2. Trong Tương Lai Bạn Có Bị Đái Tháo Đường?

    3. Tiền Đái Tháo Đường Là Gì?

    4. Giải Đáp Thắc Mắc Về Bệnh Tiểu Đường Type 2

    5. Xét Nghiệm Dung Nạp Đường

    6. Nội Soi Với Bệnh Lý Đường Tiêu Hóa

    7. Mối Liên Quan Giữa Đái Tháo Đường Và Gout

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo