Nấc cục kéo dài cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ

GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 92 2 GÓI KHÁM SỨC KHỎE SINH VIÊN2
Đặt lịch hẹn khám

Nấc cục kéo dài cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ

    Nấc cục, một triệu chứng thường gặp hằng ngày, tưởng chừng như rất bình thường nhưng bạn có biết nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, phụ nữ mang thai, đau nửa đầu và đang điều trị liệu pháp hormone thay thế là những người có nguy cơ đột quỵ cao.

    Trong cuộc sống có trăm điều đáng để chị em phụ nữ quan tâm, lo lắng. Nấc cục thôi đâu có gì đáng ngại. Tuy nhiên ở phụ nữ, nấc cục cũng là dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ. Tại sao vậy?

    Đột quỵ là nguyên nhân đứng thứ 3 gây tử vong ở phụ nữ. Tuy nhiên, trên phụ nữ, đột quỵ có những dấu hiệu và triệu chứng báo động rất đặc biệt mà ít người để ý đến. Một khảo sát ở University Wexner Medical Center, Columbus Ohio trên 1000, chỉ có 1/10 trong số họ biết rằng nấc cục kèm với đau ngực bất thường là dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ. Các nhà nghiên cứu giải thích, mặc dù nam giới và nữ giới đều có chung một số yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như: thuốc lá, ngồi nhiều và cao huyết áp nhưng phụ nữ có thêm những nguy cơ đặc thù riêng. Đó là mang thai, bệnh đau nữa đầu và đang dùng hormon thay thế. Cũng chỉ có  11% phụ nữ tham gia khảo sát biết tình trạng mang thai mang, bệnh lupus ban đỏ, đau nửa đầu, thuốc ngừa thai, liệu pháp hormone thay thế là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

    Bác sĩ Diana Greene-Chandos, một chuyên gia về thần kinh và là trưởng khoa hồi sức thần kinh, phát biểu trên bản tin của trung tâm: “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần có cách giải thích cho họ về đột quỵ và những yếu tố nguy cơ đặc thù chỉ có ở phụ nữ.”

    Bà nói thêm: “Khi nói đến đột quỵ ở phụ nữ, chúng tôi cần lưu ý nhiều hơn về những yếu tố nguy cơ như: thai kỳ, liệu pháp hormone thay thế và thậm chí những biểu hiện nhỏ nhặt như nấc cục cũng đóng vai trò quan trọng.”

    Nấc cục kéo dài cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ
     

    Các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ bị đột quỵ có những triệu chứng khác biệt:
    •    Chóng mặt nhưng không kèm cảm giác xây xẩm, quay cuồng
    •    Những cơn đau đầu.
    •    Tê toàn thân, thường nặng hơn ở một bên

    Bác sĩ Greene-Chandos cho biết “Khi bị đột quỵ, phụ nữ có thể bị đau đầu nhiều hơn phái nam. Thật sự, khi có triệu chứng đột quỵ, phụ nữ có thể bị nấc cục kèm đau ngực chút ít, khiến họ nhầm tưởng là bị bệnh tim mạch hay bị khó tiêu. Mang thai cũng tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ và giai đoạn ngay sau sinh.”

    Những biểu hiện của đột quỵ xuất hiện ở cả nam và nữ bao gồm rối loạn tri giác đột ngột; nói khó hay chậm hiểu; rối loạn thị giác; đi đứng khó khăn; mất thăng bằng hay khó phối hợp các động tác.

    Việc xác định dấu hiệu đột quỵ sớm và đến ngay cơ sở y tế là vô cùng quan trọng vì thuốc làm tan máu đông chỉ thật sự có tác dụng điều trị trong vòng 3 giờ ngay sau khi cơn đột quỵ bộc phát.

    Bác sĩ Greene-Chandos nói: “Phụ nữ không tin họ bị đột quỵ vì họ nghĩ đó là căn bệnh của nam giới. Bạn phải biết khi nào bạn đang có triệu chứng của đột quỵ. Bạn phải nhận ra rằng đó là đột quỵ và phải được đưa đi cấp cứu và điều trị ngay.”

    Gần một nửa số người được khảo sát không biết là sau khi bị đột quỵ, nhiều di chứng như tổn thương thần kinh, nuốt khó, trầm cảm sẽ gây khó khăn trong việc phục hồi chức năng.

    Theo như Hiệp hội bệnh tim mạch và Hội bệnh đột quỵ của Mỹ thì mỗi năm có hơn khoảng 137.000 người Mỹ chết vì đột quỵ, trong số đó khoảng 60% là phụ nữ.
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    *GHI CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:


    Mấu chốt trong việc điều trị đột quỵ là phải NHANH. Cần nhanh chóng nhận ra một bệnh nhân đang bị đột quỵ, cần nhanh chóng đưa họ đến cấp cứu để các bác sĩ có thể nhanh chóng sử dụng các thuốc đặc hiệu giúp bệnh nhân hồi phục hoàn toàn trong thời gian nhanh nhất. Để giúp mọi người nhớ điều này, thuật ngữ gợi nhớ (mnemonic) được sử dụng là FAST


    FAST =NHANH.

    F=Face ( Nếu bệnh nhân có dấu hiệu méo mặt)
    A=Arm ( Nếu bệnh nhân có biểu hiện yếu tay )
    S=Speech ( Nếu bệnh nhân nói khó khăn)
    T=Time =Thời gian (Đừng do dự, bệnh nhân rất có thể đang bị đột quỵ và cần     
    đưa  đến cấp cứu ngay)

     

    Biên dịch từ nguồn WebMD

    (Nhóm biên dịch y khoa - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin)

     

    Tham khảo những bài viết liên quan: 

    1. Những Dấu Hiệu Suy Tim Mà Chúng Ta Thường Bỏ Qua

    2. Nhồi Máu Cơ Tim: Căn Bệnh Nguy Hiểm Đe Dọa Đến Tính Mạnh

    3. Khám Tim Mạch Là Khám Những Gì

    4. Bạn Biết Gì Về Bệnh Tim?

    5. Kiểm Soát Suy Tim Bằng Cách Nào?

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.com
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo