Nhiều người trẻ bị suy thận mạn dù trước đó không hề có triệu chứng gì bất thường

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự2 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI2 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin2
Đặt lịch hẹn khám

Nhiều người trẻ bị suy thận mạn dù trước đó không hề có triệu chứng gì bất thường

    Đang làm việc sinh hoạt bình thường, nhiều người trẻ tuổi bất ngờ với kết quả suy thận mạn giai đoạn cuối khi đi khám sức khỏe. Hầu hết họ đều không cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trước khi nhận kết quả.

    Suy thận mạn là gì?

    Suy thận mạn là giai đoạn cuối (giai đoạn 5) của căn bệnh thận mạn. Đây là giai đoặn nặng nhất của bệnh với mức lọc cầu thận GFR < 15ml/ph/1,73 m2. tình trạng chức năng thận suy giảm một phần hoặc mất hoàn toàn chức năng, không thể dào thải các chất độc hại và dịch thừa ra khỏi máu.

    Hình ảnh minh họa tình trạng suy thận mạn

    Suy thận mạn là căn bệnh vô cùng nguy hiểm vì không có các biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu nên rất khó nhận biết. Khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng, các chức năng của thận gần như không thể hoạt động. Người bệnh phải thực hiện ghép thận hoặc chạy thận nhân tat cả đời để duy trì sự sống.

    Nguyên nhân gây ra suy thận mạn

    Theo các chuyên gia Thận học, có ba nhóm nguyên nhân chính gây suy thận mạn trên toàn cầu, bao gồm đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh cầu thận. Dưới đây là một số bệnh và tình trạng sức khỏe có thể tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn:

    • Đái tháo đường loại 1 hoặc loại 2.
    • Huyết áp cao.
    • Viêm cầu thận, là tình trạng viêm nhiễm ở các cầu thận.
    • Viêm kẽ thận, là tình trạng viêm nhiễm ở các ống thận và cấu trúc xung quanh.
    • Bệnh thận đa nang, là tình trạng xuất hiện các u nang trong thận gây phì đại.
    • Tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài do các bệnh như phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư.
    • Trào ngược, là tình trạng khi nước tiểu trào ngược vào thận.
    • Nhiễm trùng tái phát ở thận, còn được gọi là viêm bể thận.
    • Sử dụng thuốc điều trị kéo dài và không được kiểm soát chặt chẽ.

    Nguyên nhân gây ra suy thận mạn

    Các biến chứng của bệnh suy thận mạn

    Bệnh suy thận mạn có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Dưới đây là một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh:

    • Suy gan và hội chứng gan thận.
    • Tăng hoạt động của tuyến cận giáp.
    • Tổn thương thần kinh, gồm co giật, rối loạn chức năng não, mất trí nhớ.
    • Tổn thương hệ tiêu hóa, gây ra chảy máu dạ dày, ruột.
    • Vấn đề về tim và mạch máu, bao gồm thiếu máu, suy tim.
    • Vấn đề về xương khớp, như loãng xương, dễ gãy xương.
    • Tổn thương phổi do tích tụ dịch, gây phù nề, nước trong màng tim, màng phổi, ổ bụng...

    Bệnh nhân chạy thận nhân tạo

    Các cấp độ của suy thận

    Các cấp độ suy thận được phân chia dựa trên chỉ số tốc độ lọc cầu thận (GFR), bao gồm 5 giai đoạn:

    • Giai đoạn 1: GFR > 90mL/phút. Tuy chức năng thận đã suy giảm, nhưng không có triệu chứng rõ ràng.
    • Giai đoạn 2: GFR trong khoảng 60-89mL/phút. Mặc dù chức năng thận đã suy giảm, nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ có một số triệu chứng nhẹ.
    • Giai đoạn 3: GFR trong khoảng 30-59mL/phút. Giai đoạn này có một số triệu chứng do chất độc tích tụ trong máu không được loại bỏ, bao gồm tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, sưng tay chân, đau lưng...
    • Giai đoạn 4: GFR trong khoảng 15-29mL/phút. Sự suy giảm chức năng thận nghiêm trọng, người bệnh có thể cần điều trị lọc máu để duy trì sự sống.
    • Giai đoạn 5: GFR < 15mL/phút. Chức năng thận gần như hoàn toàn mất, người bệnh cần điều trị lọc máu thường xuyên hoặc phải thực hiện ghép thận để duy trì tính mạng.

    Phát hiện bệnh suy thận mạn một cách bất ngờ

    Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 8.000 người mắc bệnh suy thận. Hiện nay, số lượng người suy thận ở cả nước lên đến hàng triệu người ở các mức độ khác nhau, và có khoảng 26.000 người phải sử dụng máy chạy thận nhân tạo. Đáng chú ý, tỷ lệ bệnh nhân trẻ mắc bệnh suy thận đang tăng lên khoảng 5-10% so với trước. Điều đáng tiếc là nhiều người không có triệu chứng rõ ràng của bệnh và chỉ phát hiện khi bước vào giai đoạn cuối cùng.

    Thói quen thức khuya, lối sống không lành mạnh gây suy thận mạn

    Những ngày gần gây, có rất nhiều tin tức về những người trẻ tuổi phát hiện ra mình bị suy thận mạn giai đoạn cuối khi đến khám sức khỏe. Nguyên nhân dẫn đến suy thận ở người trẻ tuổi đều do chế độ ăn uống cùng lối sống không lành mạnh. Thường xuyên thức khuya đến 2-3h để lướt điện thoại xem phim, bỏ bữa, ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,... Một nguyên nhân khác cũng đáng lo ngại gây suy thận ở nhiều người trẻ là việc sử dụng tự ý các loại thuốc, chế phẩm và thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Những sản phẩm này có thể chứa các kim loại nặng và gây hại cho chức năng thận.

    Hiện nay, trên thị trường có sự đa dạng vô cùng của các loại thuốc, tuy nhiên, cần lưu ý đến những loại thuốc gây hại cho thận như thuốc kháng viêm, kháng sinh và các loại thuốc khác.

    Việc phát hiện bệnh thận ở giai đoạn sớm hoàn toàn phụ thuộc vào các xét nghiệm cận lâm sàng, trong đó xét nghiệm nước tiểu đóng vai trò quan trọng nhất và được coi là "cửa sổ" để phát hiện bệnh sớm nhất. Thực tế cho thấy, khoảng 80% bệnh nhân mắc các vấn đề về thận có các tình trạng bất thường trong nước tiểu.

    Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tự nhận biết sớm qua một số dấu hiệu như: giảm thể tích nước tiểu, cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đau lưng, đặc biệt là tiểu nhiều vào ban đêm (3-4 lần/đêm), nước tiểu có màu sậm và không trong như trước đây.

     

    Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    (Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

     

     

    Tham khảo những bài viết liên quan: 

    1. Làm Sao Bảo Vệ Thận Khi Bị Đái Tháo Đường

    2. Nang Thận

    3. Bệnh Sỏi Thận Đang Gia Tăng

    4. Tình Trạng Sức Khỏe Khi Hiến Gan Hoặc Thận

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com

     

     

    Zalo