Ở Việt Nam ai cũng là bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Xuân Lam được Trường Đại học Quốc tế Hoa Kỳ sắc phong Tiến sĩ danh dự2 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT MỪNG MÙA LỄ HỘI2 Ưu Đãi Đặc Biệt Tặng 5% Giá Trị Thẻ Thành Viên Yersin2
Đặt lịch hẹn khám

Ở Việt Nam ai cũng là bác sĩ?

    Người Việt sống ở nước ngoài lâu, đã quen với việc uống thuốc phải theo toa thường rất ngạc nhiên với tình trạng… tự kê toa của người dân Việt Nam. Người mới làm quen với hệ thống y tế của nước ngoài thì lại hoảng hồn, sao hồi ở “trong nước” mình “liều” thế.

     

    Người Việt sống ở nước ngoài lâu, đã quen với việc uống thuốc phải theo toa thường rất ngạc nhiên với tình trạng… tự kê toa của người dân Việt Nam. Người mới làm quen với hệ thống y tế của nước ngoài thì lại hoảng hồn, sao hồi ở “trong nước” mình “liều” thế.

     

    Thế nhưng, với đa số người Việt hiện nay, việc đến bệnh viện là chuyện chẳng đặng đừng. Đau bệnh thường tự mua thuốc uống. Không biết uống thuốc gì thì hỏi nhân viên nhà thuốc - những người hoàn toàn không có khả năng khám bệnh. Một số khác lại “uống đại” theo toa thuốc cũ, dù chưa chắc bệnh lần này đã giống lần trước, và cơ thể lúc này cũng không thể như lúc trước. Gần đây, “hiện đại” hơn lại còn có “bác sĩ google”, bệnh đau gì cũng lên tra google rồi lại tự kê đơn cho mình.

     

    Trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh cũng thế. Một số người có thói quen vài tháng lại đi “siêu một cái ” (siêu âm kiểm tra). Không thể phủ nhận, xã hội hóa y tế giúp người dân tiếp cận được với những thành tựu y học hiện đại, nhưng cũng có mặt trái là dễ đưa đến lạm dụng hay sử dụng sai các kỹ thuật cao.

     

    Tự chỉ định: Râu ông này cắm cằm bà kia

     

    Anh Tiến (Hậu Giang) nhận thấy gần đây mình ăn không tiêu. Nhà gần một cơ sở siêu âm, anh tự đi siêu âm kiểm tra. Kết quả không thấy gì bất thường, anh yên tâm thở phào. Dẫu vậy, anh vẫn sụt cân dần và đành đến khám tại bệnh viện vào 6 tháng sau. Bác sĩ chỉ định chụp CT và phát hiện khối u đuôi tụy đã lớn đến mức không thể mổ được. Anh Tiến không biết rằng, siêu âm là kỹ thuật không tốt lắm để chẩn đoán các u ở đuôi tụy. Nếu ngay từ đầu, anh được khám cẩn thận, kiểm tra các dấu ấn ung thư và đi làm CT ngay thì có thể vẫn còn mổ được.

     

    Trường hợp thứ hai lại ngược lại. Chị Hoài (Q.7) bị đau bụng âm ỉ. Do có điều kiện về kinh tế, chị tự đi chụp “CT toàn thân” và cũng không phát hiện gì lạ. 6 tháng sau, chị Hoài phải vào cấp cứu vì tắc ruột do u đại tràng. Bệnh nhân này cũng không biết là CT chỉ có thể thấy u đại tràng khi bệnh tiến triển khá nhiều. Trong giai đoạn sớm, nếu đi khám tiêu hóa và được xác định triệu chứng liên quan đến đường ruột, nội soi đại tràng sẽ phát hiện tổn thương sớm hơn và tránh được cuộc mổ cấp cứu.

     

    Hãy nhớ, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh chỉ tư vấn về kết quả hình ảnh, và đó không phải là kết luận cuối cùng về tình trạng bệnh lý của bạn. Mỗi phương thức chẩn đoán hình ảnh đều có giá trị khác nhau. Vấn đề đặt ra ở đây là không có phương pháp nào, dù là đắt tiền đến đâu đi nữa, là vạn năng và giúp phát hiện ra tất cả các bệnh. Mỗi một triệu chứng đều có một ý nghĩa riêng, mỗi một loại bệnh đều cần một phương pháp tiếp cận riêng.

     

    Người bệnh hay có một sự ngộ nhận rất lớn, đôi khi dẫn đến những hậu quả nặng nề. Khi người bác sĩ chẩn đoán hình ảnh nói, hoặc viết “chưa thấy gì…”, điều đó được hiểu là có thể có tổn thương nhưng không thấy được bằng phương pháp này (tình huống 1); hoặc có thể có tổn thương nhưng còn sớm, hay còn quá nhỏ nên chưa thấy được (tình huống 2).

     

    Người bác sĩ chẩn đoán hình ảnh khi xác nhận “bình thường” hay “chưa có gì bất thường” ý nói về kết quả của cuộc khám nghiệm, hoàn toàn không có ý xác nhận “không có bệnh gì cả”. Ngược lại, bệnh nhân khi nghe nói kết quả siêu âm hay CT bình thường thì cho rằng bác sĩ xác định mình không có bệnh, nên không làm những xét nghiệm cần thiết khác.

     

    Lịch sử bệnh án

     

    Riêng về chẩn đoán hình ảnh, các tư liệu cũ có giá trị to lớn không so sánh được. Tuy nhiên, người bệnh ở Việt Nam hiện nay thường phó mặc việc quản lý hồ sơ sức khỏe của mình cho bác sĩ. Khổ nỗi, họ lại thay đổi bác sĩ thường xuyên, hiếm có một bác sĩ gia đình chịu trách nhiệm chính về việc này. Bên cạnh đó, việc giao tiếp /liên lạc giữa các cơ sở y tế với nhau thường trở ngại, không thông suốt. Thế nên, không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết người bệnh của chúng ta không có được một hồ sơ y tế hoàn chỉnh. Riêng về lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, đây là một vấn đề lớn - hay có thể nói là rất lớn.

     

    Như chị Thảo (Đà Lạt) đi siêu âm, phát hiện có một khối u khoảng 2cm. Cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều rất lo lắng. Rất nhiều xét nghiệm máu được chỉ định, rồi bệnh nhân phải làm thêm CT, MRI, rồi lại được đề nghị sinh thiết… Hình ảnh khối u có thể không đặc hiệu, nhưng nếu bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có cơ hội xem lại những hình ảnh siêu âm được làm trước đó 2 năm, 5 năm, thậm chí 10 năm thì có thể nhận xét, khối u đã có từ lâu và không hề thay đổi. Trong trường hợp đó, có thể chắc chắn về diễn tiến lành tính của khối u mà không cần lo lắng quá mức như thế.

     

    Trong một tình huống tích cực hơn, bác Toàn (Q.6) bị viêm gan mạn và thường xuyên kiểm tra siêu âm mỗi 6 tháng. Lần kiểm tra cuối cùng cho thấy có khối u gan, trong khi xem lại hình ảnh siêu âm trước đó hoàn toàn không ghi nhận khối u này. Việc ghi nhận một tổn thương mới và đánh giá tốc độ phát triển của nó đưa đến những gợi ý chính xác về bản chất khối u.

     

    Lời khuyên ở đây là gì? Nếu bạn đi làm một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, hãy nhớ lưu lại kết quả và các hình ảnh đó. Hiện nay, hầu hết kết quả chẩn đoán hình ảnh đều có thể lưu trữ trong ổ USB hay chép ra CD. Bạn có thể sẽ cần đến chúng trong tương lai.

     

    Không ai giống ai

     

    Dân ta có xu hướng cho rằng cái gì càng đắt tiền thì càng tốt, phương pháp nào càng đắt tiền thì càng chính xác. Điều đó hoàn toàn trật chìa khi nói về chẩn đoán hình ảnh. Mỗi phương pháp chẩn đoán hình ảnh đều dựa trên một nguyên tắc chung là ghi nhận đáp ứng cơ thể đối với các hạt, các tia vật lý. Mỗi loại mô có cách đáp ứng khác nhau với các tia khác nhau. Vì thế, có thể có những khối u không thấy trên siêu âm nhưng lại thấy rất rõ trên CT. Ngược lại, cũng có những khối u thấy rất rõ trên siêu âm nhưng lại không thấy bằng MRI. Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đôi khi cần kết hợp thông tin từ nhiều kỹ thuật khác nhau để xác định bản chất tổn thương. Vì thế, bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy có sự khác nhau giữa các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, và tốt hơn hết, bạn đừng tự chỉ định cho mình mà nên “tận dụng” kiến thức của các bác sĩ, những người đã mất ít nhất 7 năm dùi mài trên ghế nhà trường chỉ để khám bệnh cho bạn.

    Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

    Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Béo Phì Và Gan Nhiễm Mỡ - Mối Họa Tiềm Ẩn Cho Sức Khỏe Cộng Đồng

    2. 9 Loại Thực Phẩm Giúp Bạn Giảm Cân

    3. Xử Trí Khi Bị Ngộ Độc Thực Phẩm

    4. Thực Phẩm Đốt Cháy Mỡ

    5. Thực Phẩm Giàu Chất Sắt

    6. Các Loại Thực Phẩm Tốt Cho Gan

    7. Các Thực Phẩm Không Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa

    8. BMI Và Sức Khỏe

    9. Thực Phẩm Tự Nhiên: Những Lựa Chọn Hàng Đầu

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688                  Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo